Nghiên cứu - Trao đổi  
Làm thế nào để các Ban làm tốt nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết tại kỳ họp Hội đồng nhân dân (23/05/2023)
Khoá XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên có nhiều điểm mới, là nhiệm kỳ đầu tiên thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, là nhiệm kỳ có số lượng đại biểu HĐND làm nhiệm vụ chuyên trách nhiều nhất từ trước tới nay (13 đại biểu), trưởng, phó các Ban đều hoạt động chuyên trách (Riêng Trưởng Ban Pháp chế kiêm nhiệm) và tại kỳ họp có một nội dung yêu cầu bắt buộc đối với các Ban là giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Đây là khâu quan trọng trong quy trình thông qua, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. Theo qui định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, khâu này thuộc trách nhiệm của các Ban HĐND. Các Ban HĐND sau khi thẩm tra dự thảo nghị quyết, phối hợp với cơ quan trình, cơ quan tư pháp họp thống nhất giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi trình Hội đồng nhân dân thông qua.
 
Một số chuyển biến về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh qua các giai đoạn trên địa bàn tỉnh Điện Biên (19/05/2023)
 
Khi kết quả thực hiện Nghị quyết chưa đạt như kỳ vọng (07/05/2023)
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 295/2012/NQ-HĐND, ngày 08/12/2012 của HĐND tỉnh Điện Biên khóa XIII về ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học và chính sách thu hút những người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Nghị quyết). Đến nay kết quả thực hiện nội dung chính sách thu hút những người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh chưa đạt như kỳ vọng.
 
Nội dung cơ bản của Luật Cảnh sát cơ động (03/04/2023)
Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 (Luật số 04/2022/QH15) được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 3; gồm 05 chương, 33 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023, thay thế Pháp lệnh Cảnh sát cơ động số 08/2013/UBTVQH13.
 
Kiến nghị nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trồng cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh (22/02/2023)
Mắc ca được xác định là cây chiến lược, chủ lực, nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Việc phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tích cực kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trồng cây Mắc ca, UBND tỉnh đã rất chủ động chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp với các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện các dự án.
 
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN (22/02/2023)
Năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên đã tổ chức thành công 05 kỳ họp, hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh tiếp tục được đổi mới về nội dung, cách thức triển khai thực hiện. Ban Biên tập đã phỏng vấn đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về những đổi mới trong hoạt động của HĐND tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của địa phương.
 
Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực (22/02/2023)
Với chức năng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của HĐND thực hiện đúng Cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong thời gian qua, Đảng đoàn HĐND tỉnh Điện Biên đã lãnh đạo HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh tổ chức, thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật nói chung và trong công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực nói riêng, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đoàn HĐND tỉnh đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, với những kết quả nổi bật như:
 
Tình hình phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên (22/02/2023)
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực của đất nước nói chung và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức viên chức (CBCCVC) người dân tộc thiểu số nói riêng. Việc ban hành các chính sách phát triển nguồn nhân lực đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, cũng như phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của cả nước nói chung và các tỉnh miền núi nói riêng. Điển hình phải kể đến Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ “về việc phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”. Trên cơ sở Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành cụ thể hóa nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCCVC người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng đội ngũ CBCCVC người dân tộc thiểu số của tỉnh tiếp tục được các cấp các ngành quan tâm, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ.
 
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh đối với các Báo cáo của UBND, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Cục Thi hành án dân sự (22/02/2023)
Hoạt động thẩm tra các báo cáo công tác của Ủy ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các báo cáo khác theo quy định pháp luật là một trong 5 hình thức giám sát quan trọng, thường xuyên của Hội đồng nhân dân (HĐND). Mục đích của hoạt động giám sát này giúp cho HĐND theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, từ đó có yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
 
Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Ủy Ban nhân dân tỉnh kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân (22/02/2023)
Thực hiện chương trình hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2022, trong tháng 11/2022, Thường trực HĐND tỉnh giao các Ban HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố giám sát tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022. Trên cơ sở Báo cáo kết quả giám sát của các Ban HĐND tỉnh và các Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp hợp đánh giá một số kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế như sau:
 
Chú trọng công tác tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân (22/02/2023)
Tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tiếp công dân và Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tạo cơ sở pháp lý cụ thể để triển khai thực hiện. Nhận thức rõ vai trò quan trọng về trách nhiệm của đại biểu HĐND trong việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn và giám sát giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quy chế tiếp công dân tiếp nhận, xử lý đơn gửi đến HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh khoá XV. Trong đó nổi bật tăng cường trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh thực hiện tiếp công dân, đôn đốc, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định. Xác định công tác tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của Thường trực HĐND, đại biểu HĐND tỉnh, trong thời gian qua Thường trực HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới, tổ chức tốt công tác này như sau:
 
Cần có chính sách hỗ trợ từ ngân sách để đảm bảo yếu tố bền vững trong điều trị suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ em (22/02/2023)
“Đề nghị ban hành quy định để Bảo hiểm y tế chi trả cho sản phẩm dinh dưỡng trong điều trị cho trẻ dưới 6 tuổi bị mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính thể vừa và thể nặng” đó là ý kiến của đồng chí Lò Thị Luyến, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia vào Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại hội nghị đại biểu chuyên trách và kỳ họp thứ 3, thứ 4, Quốc hội khoá XV.
 
CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN (22/02/2023)
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2021 của HĐND tỉnh khóa XIV và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1609/QĐ-UBND, ngày 29/12/2016 về Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của HĐND tỉnh và xác định các nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo thực hiện xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh theo quy định.
 
Một số giải pháp tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ các kỳ họp HĐND tỉnh của phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị (22/02/2023)
Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị trực thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Phòng có chức năng, nhiệm vụ giúp lãnh đạo Văn phòng đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH, đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh và của Văn phòng; tham mưu về công tác quản trị - hành chính; tổ chức cán bộ; công tác văn thư - lưu trữ; công tác thi đua - khen thưởng - kỷ luật; công tác tổng hợp của Văn phòng.
 
7 nhóm chính sách lớn trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (04/01/2023)
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022, quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2024.