Hoạt động của HĐND tỉnh  

Nhiều ý kiến tham gia vào báo cáo KT - XH 6 tháng đầu năm 215

Cập nhật ngày 07/07/2015 23:38:17 PM - Lượt xem: 208

Tiếp tục ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thứ 14 HĐND khóa XIII, sáng 07/7, các đại biểu tiếp tục nghe, nghiên cứu các tờ trình của UBND tỉnh và báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh về: Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quy định về phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Điện Biên; ban hành định hướng nội dung Quy ước của thôn, bản, đội, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên; quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn và ở thôn, bản, tổ dân phố; quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2020, và định hướng đến năm 2025. Đây đều là các nội dung quan trọng, có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Nghe UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ trước kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XIII; nghe Đoàn ĐBQH tỉnh thông báo về kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.


Buổi chiều, các đại biểu tiến hành thảo luận tổ. Trên cơ sở nghe, nghiên cứu các báo cáo, tờ trình tại kỳ họp, trong phiên thảo luận tổ các đại biểu HĐND tỉnh đã tham gia đóng góp 45 lượt ý kiến tham gia với tinh thần trách nhiệm cao. Một trong những nội dung được đại biểu HĐND tỉnh dành phần lớn thời gian bàn thảo đó là kết quả trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm. Nhìn chung, các đại biểu đánh giá cao những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2015, cụ thể như sau:

Dự ước tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng đầu năm 2015 (theo giá so sách năm 2010) so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,18%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,36%; khu vực dịch vụ tăng 13,78%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng xác định. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 123.322 tấn, tăng 0,9% so với vụ đông xuân năm trước và đạt 51,53% kế hoạch năm. Các chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm triển khai tích cực; Các mặt văn hóa xã hội có sự chuyển biến, một số vấn đề xã hội bức xúc được kiềm chế, quốc phòng an ninh được đảm bảo... Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra một số mặt còn tồn tại, hạn chế trong triển khai một số vấn đề: việc triển khai các chương trình, dự án còn chậm; các chương trình dự án trên địa bàn tỉnh mới giải ngân được hơn 30% nguyên nhân do cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư, chưa được sự quan tâm sát sao... Các đại biểu cũng đề nghị UBND tỉnh và các chủ đầu tư chỉ đạo quyết liệt triển khai, giải ngân vốn của các chương trình, dự án, kiểm tra đánh giá việc triển khai các công trình, dự án còn tồn đọng, xác định nguyên nhân để từ đó tìm ra giải pháp tháo gỡ, đặc biệt đối với các chương trình dự án trọng điểm.

Trong 6 tháng đầu năm việc trồng mới cây cao su chưa thực hiện được. Từ năm 2012 tỉnh Điện Biên đã đầu tư hơn 13 tỷ đồng hỗ trợ cây cao su nhưng việc thực hiện ở các huyện chưa đúng theo QĐ 16 của UBND tỉnh và về quản lý ngân sách. Việc phân bổ nguồn vốn hỗ trợ vận chuyển cho công ty Hoàng Lâm, Công ty Rừng việt Tây Bắc từ năm 2012 đến năm 2014 còn tồn hơn 60 tỷ đồng không thực hiện được, vấn đề này các đại biểu đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với TW chuyển nguồn vốn sang thực hiện trồng rừng, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh...; các đại biểu cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ quyết toán Chương trình trồng rừng 661; 327 và có giải pháp hỗ trợ cho 2 nhà máy chế biến gỗ. Về chương trình xây dựng nông thôn mới, các đại biểu cũng đề nghị cần có những giải pháp tích cực, quyết liệt hơn, nhất là đối với các xã điểm xây dưng nông thôn mớ;, đề nghị bố trí vốn hoàn thiện 3 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ xi măng Điện Biên trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, đề nghị tỉnh cần có giải pháp khuyến khích tiêu thụ xi măng Điện Biên.

Trong lĩnh vực Văn hóa xã hội: Hiện nay công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động chưa đạt kết quả theo kế hoạch đề ra do mức thu nhập chưa thu hút được người lao động, các ý kiến đề nghị xem xét tập trung đào tạo cung cấp lao động cho thị trường trong nước.

Trong công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền: Các đại biểu cũng đề nghị UBND tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác tổ chức phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc thểm định hồ sơ, thủ tục của các tổ chức, đơn vị, nhân dân. Hiện nay Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Huổi Puốc đã đầu tư 4 năm nhưng chưa hoàn thành, đề nghị được quan tâm và đầu tư dứt điểm; bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị nâng cấp cửa khẩu Huổi Puốc - Na Son thành cửa khẩu quốc tế để phát huy thế mạnh du lịch, thương mại quốc tế.

Đối với các đề án, tờ trình của UBND tỉnh, cơ bản các đại biểu nhất trí với nội dung đã trình. Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung phân tích, làm rõ sự cần thiết, tính khả thi và tham gia đóng góp sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau: Đối với tờ trình về việc thông qua Đề án thành lập Trường Đại học Điện Biên có 2 luồng ý kiến trái chiều; ý kiến thứ nhất, việc thành lập trường Đại học Điện Biên là phù hợp với quy hoạch của Trung ương và của tỉnh, phù hợp với nhu cầu thực tế và đạo tạo nguồn nhân lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh và nhu cầu của con em các dân tộc trong tỉnh; y kiến thứ hai, cần phải nghiên cứu xem xét cân đối giữa việc đào tạo Đại học và đào tạo nghề, vì hiện nay số sinh viên của tỉnh đã tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng chưa xin được việc làm còn rất lớn; những khó khăn trong việc tự chủ trong quá trình tuyển sinh, chất lượng đào tạo, bố trí việc làm... do đó, một số đại biểu cho rằng trong giai đoạn hiện nay việc thành lập trường Đại học là chưa phù hợp.

Tờ trình về việc ban hành nghị quyết Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Điện Biên; theo quy định tại Nghị định 91/NĐ-CP thì Ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh xây dựng; HĐND tỉnh không cần ban hành nghị quyết. Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, nếu được HĐND tỉnh thông qua Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh thì sẽ rất thuận lợi, tạo sự đồng thuận và nhất trí cao trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Tham gia vào tờ trình về viêc quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn, và ở thôn, bản, tổ dân phố; về vấn đề này có nhiều ý kiến tham gia vào dự thảo: Hiện nay chế độ phụ cấp với trưởng bản chưa hợp lý, vì trách nhiệm công việc nhiều, cần tăng mức phụ cấp cao hơn cho cách chức danh Trưởng ban bảo vệ dân phố. Các đại biểu cũng đề nghị xem xét, nâng mức phụ cấp cho một số chức danh, đề nghị mức phụ cấp tối thiểu là 0,3 mức lương cơ bản...

Ngày mai (8/7), HĐND tỉnh sẽ tiếp tục chương trình làm việc tại hội trường với các nội dung: chất vấn và trả lời chất vấn, thảo luận và thông qua các nghị quyết./.

BBT

 


Tin liên quan
HĐND tỉnh Điện Biên khóa XIII: Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 14
Ban Pháp chế, Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh họp thẩm tra các báo cáo, tờ trình
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé
Đại Biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Điện Biên
Hội thảo lấy ý kiến tham gia dự thảo cuốn Lịch sử HĐND tỉnh, giai đoạn 1963-2013
Thường trực HĐND tỉnh họp thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Khóa XIII
Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương và luật bầu cử Đại biểu QH & Đại biểu HĐND
Đoàn công tác HĐND tỉnh làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu
Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc
Lấy ý kiến Dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND