Nghiên cứu - Trao đổi  

Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại các kỳ họp của HĐND tỉnh

Cập nhật ngày 05/07/2016 16:34:24 PM - Lượt xem: 256

CTTĐT - Hoạt động quan trọng và chủ yếu của HĐND tỉnh là tổ chức các kỳ họp, thông qua đó xem xét, quyết định những chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, trong đó quan trọng là nâng cao chất lượng công tác thẩm tra tại các kỳ họp của HĐND tỉnh.


Thẩm tra là đánh giá các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết đ­ược trình ra kỳ họp của HĐND là một trong những nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu của các Ban HĐND, nhằm xem xét tính khoa học, tính chính xác, tính hợp lý, hợp pháp, tính khả thi của các vấn đề đư­ợc đ­ề cập trong báo cáo, đề án, tờ trình của UBND trình HĐND. Đây là cơ sở giúp đại biểu HĐND tỉnh có thêm thông tin, thấy được những vấn đề cần tập trung để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân ở địa phương, góp phần đảm bảo cho Nghị quyết của HĐND phát huy được tính hiệu lực, hiệu quả, đi vào cuộc sống.

 Ban Pháp chế có nhiệm vụ thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trên lĩnh vực thực thi pháp luật, Quốc phòng - an ninh, trật tự - an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính. Thời gian qua, công tác thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết của Ban Pháp chế HĐND tỉnh luôn đảm bảo đúng quy định của pháp luật, vận dụng sáng tạo, phù hợp, thiết thực, hiệu quả; chất lượng báo cáo thẩm tra ngày càng được nâng lên, nội dung thẩm tra đã đánh giá, phân tích những mặt được, mặt còn tồn tại, hạn chế, chỉ ra được những nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị cụ thể, thể hiện được chính kiến và có tính phản biện, làm cơ sở để các đại biểu thảo luận, xem xét quyết định.

Ban đã chủ động trong công tác thẩm tra ngay từ khi được UBND tỉnh mời tham dự các phiên họp thường kỳ để thảo luận, thống nhất các nội dung trình tại kỳ họp HĐND tỉnh. Do đó, đã giúp Ban tiếp cận được thông tin sớm, chủ động về kế hoạch, thời gian xây dựng báo cáo thẩm tra.

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Ban đã chủ động liên hệ yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan liên quan gửi báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết kèm theo các hồ sơ, tài liệu liên quan để Ban triển khai các hoạt động thẩm tra, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho công tác thẩm tra.

Để việc thẩm tra thực sự có chất l­ượng, công tác chuẩn bị có ý nghĩa  quan trọng. Trên cơ sở nội dung của báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết, các thành viên Ban dành thời gian thích đáng để nghiên cứu báo cáo, tờ trình và các tài liệu có liên quan, xác định rõ đối t­ượng, phạm vi mà báo cáo, đề án, tờ trình tác động đến để tổ chức các hoạt động giám sát. Thông qua hoạt động này để tiến hành  kiểm tra thực tế tại các địa phư­ơng, đơn vị có liên quan về những vấn đề đ­ược nêu trong báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến vấn đề cần thẩm tra, công việc này được tiến hành khẩn tr­ương, liên tục, khai thác vấn đề từ nhiều nguồn thông tin một cách trung thực, chính xác, khách quan, toàn diện có đối chiếu và kiểm chứng.

Trong quá trình thẩm tra, Ban luôn đề cao tính dân chủ, công khai, qua nhiều kênh thông tin với nhiều ph­ương pháp giám sát linh hoạt; tiếp thu, thăm dò ý kiến, kiến nghị của nhân dân đóng góp vào nội dung của các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết. Đặc biệt trong những trư­ờng hợp nội dung của báo cáo, đề án, tờ trình liên quan đến quyền lợi của nhiều ngư­ời hoặc một nhóm ngư­ời, một nhóm đối tư­ợng nào đó thì việc đưa nội dung để lấy ý kiến tham vấn, góp ý của nhân dân và các đối tượng chịu tác động là một yêu cầu bắt buộc. Tại cuộc họp thẩm tra, chủ yếu dành thời gian cho các đại biểu nêu vấn đề, chất vấn, trao đổi; cơ quan trình dự thảo không trình bày toàn bộ báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết mà chủ yếu giải trình làm rõ các nội dung theo yêu cầu của các thành viên dự họp. Có như vậy, mới có cơ sở để xây dựng báo cáo thẩm tra một cách chính xác, sát đúng, có tính phản biện cao, giúp HĐND tỉnh có những quyết định đúng đắn, hợp lòng dân và mang tính khả thi.

Báo cáo Thẩm tra của Ban luôn đảm bảo đúng thời gian quy định, có chất lượng; quá trình thẩm tra Ban Pháp chế đi sâu phân tích những vấn đề trọng tâm để HĐND tập trung thảo luận, cân nhắc, chú trọng làm rõ những khả năng và điều kiện để triển khai thực hiện Nghị quyết trong thực tiễn. Từ ý kiến của Ban, các phiên thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường và hoạt động chất vấn được các đại biểu tích cực tham gia, đạt kết quả thiết thực, góp phần giúp đại biểu có cơ sở để thảo luận, xem xét tính chân thực, tính hợp pháp, tính khả thi của các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết tại kỳ họp.

Để đạt được những kết quả nêu trên, quá trình thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết, Ban đã tập trung xem xét những nội dung cơ bản đó là:

Về tính hợp pháp: Đối chiếu nội dung cần thẩm tra với các qui định của pháp luật để xem xét nội dung văn bản không trái với những qui định và thuộc thẩm quyền của HĐND ban hành nghị quyết.

Đảm bảo tính trung thực: Các căn cứ, dữ liệu đảm bảo thông tin khách quan, chính xác, đầy đủ, không mâu thuẫn với các thông tin ở các văn bản do cơ quan cùng cấp ở địa phương đã ban hành và mang tính thời sự.

Nội dung dự thảo nghị quyết phải phù hợp với điều kiện đặc thù của tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh địa phương: Đảm bảo khi nghị quyết được thông qua, đưa vào thực hiện sẽ nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân thuộc phạm vi và đối tượng tác động.

Về Hình thức của dự thảo văn bản phải phù hợp với nội dung chuyển tải: Văn bản có cấu trúc hợp lý, ngôn ngữ trong sáng, trình bày logic, chặt chẽ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết còn gặp không ít những khó khăn, dẫn đến chất lượng một số Báo cáo thẩm tra của Ban còn hạn chế, đó là:

Một số báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh gửi về còn chậm so với yêu cầu, có những văn bản gửi sát ngày diễn ra kỳ họp đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm tra của Ban; trong công tác chuẩn bị kỳ họp, cơ quan được giao soạn thảo đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết chưa phối hợp với Ban HĐND ngay từ đầu nên rất khó khăn trong công tác thẩm tra.

Đa số các thành viên của Ban hoạt động kiêm nhiệm, chỉ có một đồng chí phó Ban chuyên trách, các thành viên của Ban đa số lại giữ chức vụ chủ chốt ở các địa phương trong tỉnh nên đôi khi chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động thẩm tra.

Số lượng chuyên viên được phân công giúp việc cho Ban còn rất hạn chế. Ban chỉ có 01 chuyên viên giúp việc, trong khi lĩnh vực hoạt động của ban khá rộng cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động thẩm tra của ban.

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại các kỳ họp HĐND tỉnh của các Ban nói chung và Ban Pháp chế nói riêng; tiếp tục phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng, mang tính phản biện cao của các báo cáo thẩm tra. Ban pháp chế xin trình bày thêm một số quan điểm sau:

Thứ nhất: Các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết phải được gửi đến HĐND tỉnh đúng thời gian. Có thời gian để các thành viên nghiên cứu, đối chiếu, phát hiện những vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết, thể hiện được chính kiến của cơ quan thẩm tra và có những kiến nghị xác đáng, khả thi là cơ sở quan trọng, gợi mở cho các đại biểu HĐND thảo luận làm sáng tỏ các vấn đề trước khi quyết định.

Thứ hai: Nhân tố chủ yếu, quan trọng quyết định đến chất lượng công tác thẩm tra chính là thành viên của Ban; năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của các thành viên là yếu tố làm nên chất lượng của báo cáo thẩm tra. Trong đó, việc lựa chọn nhân sự nên bố trí lãnh đạo hoạt động chuyên trách ở các ban HĐND là người trong cấp ủy cùng cấp, vừa lĩnh hội các ý kiến lãnh đạo của cấp ủy, vừa thể hiện được vai trò, vị trí và tiếng nói trong HĐND cùng cấp.

Thứ ba: Xây dựng đội ngũ tham mưu, giúp việc cho HĐND tỉnh mang tính chuyên nghiệp và hiện đại, có cơ chế, chính sách thu hút những người có phẩm chất tốt, có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm thực tiễn, tâm huyết với hoạt động của cơ quan dân cử về công tác tại Văn phòng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Đỗ Thị Luyến, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh

 

 


Tin liên quan
Ban Dân tộc nâng cao chất lượng trong công tác giám sát
Đẩy nhanh tiến độ các dự án tái định cư gắn với việc phát triển sản xuất, đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân thị xã Mường Lay
Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Tủa Chùa
Giải pháp tổ chức huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tuần Giáo
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ở thành phố Điện Biên Phủ
Chúng tôi đã đến trường sa
Nữ đại biểu dân cử được Nhân dân mến phục tin yêu
Văn phòng – chuyện vui, buồn
Những điều chỉnh mới của Luật bảo hiểm xã hội
Cần giúp cử tri nhận thức đúng quy định: tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình