Nghiên cứu - Trao đổi  

Kinh nghiệm trong công tác thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình của UBND trình kỳ họp HĐND

Cập nhật ngày 21/03/2015 15:59:43 PM - Lượt xem: 256

Thẩm tra, đánh giá các báo cáo, tờ trình, đề án đ¬ược trình tại kỳ họp HĐND là một trong những nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu của các Ban HĐND. Thẩm tra, đánh giá các báo cáo, đề án là nhằm xem xét tính khoa học, tính chính xác, tính hợp lý, hợp pháp, tính khả thi của các vấn đề trong báo cáo của UBND tỉnh, các ngành tư pháp trình HĐND; là cơ sở giúp đại biểu HĐND tỉnh có thêm thông tin, thấy được những vấn đề cần tập trung để thảo luận và quyết định, góp phần đảm bảo cho Nghị quyết của HĐND phát huy được tính hiệu lực, hiệu quả, đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.


Ban Pháp Chế, HĐND tỉnh với chức năng thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình trên lĩnh vực thực thi pháp luật, quốc phòng - an ninh, trật tự - an toàn xã hội, xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hành chính và các báo cáo của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. Thời gian qua, công tác thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình của Ban Pháp chế HĐND tỉnh luôn đảm bảo đúng quy định của pháp luật, vận dụng sáng tạo, phù hợp, thiết thực, hiệu quả; chất lượng báo cáo thẩm tra tại kỳ họp ngày càng được nâng lên, các báo cáo thẩm tra đã đánh giá, phân tích những mặt còn tồn tại, hạn chế, chỉ ra được những nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị cụ thể, thể hiện được chính kiến và có tính phản biện, làm cơ sở để các đại biểu thảo luận, xem xét các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Trên cơ sở phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban đã triển khai việc xây dựng kế hoạch thẩm tra, phối hợp giữa Ban với các cơ quan chuyên môn và cơ quan soạn thảo. Ban đã chủ động trong công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình ngay từ khi được UBND tỉnh mời tham dự các phiên họp thường kỳ để thảo luận, thống nhất các nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh. Do đó, đã giúp Ban tiếp cận được thông tin sớm, chủ động về kế hoạch, thời gian xây dựng báo cáo thẩm tra.

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Ban đã chủ động yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan liên quan gửi báo cáo, đề án kèm theo các hồ sơ, tài liệu đảm bảo thời gian để Ban triển khai các hoạt động thẩm tra, có cơ sở nghiên cứu tài liệu kỹ lưỡng và thấu đáo.

Để việc thẩm tra thực sự có chất l­ượng, công tác chuẩn bị rất quan trọng. Trên cơ sở nội dung của báo cáo, đề án, Tr­ưởng Ban phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, yêu cầu nghiên cứu báo cáo, đề án và các tài liệu có liên quan. Thành viên Ban phải chịu trách nhiệm trư­ớc tập thể Ban về công việc đ­ược giao. Xác định rõ đối t­ượng, phạm vi, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến vấn đề cần thẩm tra, tổ chức khảo sát nếu thấy cần thiết, công việc này đ­ược tiến hành khẩn tr­ương, liên tục, khai thác vấn đề từ nhiều nguồn thông tin một cách trung thực, chính xác, khách quan, toàn diện có đối chiếu và kiểm chứng.

Trong quá trình thẩm tra, Ban luôn đề cao tính dân chủ, công khai, qua nhiều kênh thông tin với nhiều ph­ương pháp giám sát linh hoạt tiếp thu, thăm dò ý kiến, kiến nghị của nhân dân đóng góp vào nội dung của báo cáo, đề án. Đặc biệt trong những trư­ờng hợp nội dung của báo cáo, đề án liên quan đến quyền lợi của nhiều ngư­ời hoặc một nhóm ngư­ời, một nhóm đối tư­ợng nào đó thì việc đưa nội dung để lấy ý kiến thăm dò, góp ý của nhân dân và các đối tượng chịu tác động là một yêu cầu bắt buộc. Có như vậy, mới có cơ sở để xây dựng báo cáo thẩm tra một cách chính xác, nêu lên được những vấn đề bức xúc, có tính phản biện cao, giúp HĐND có những quyết định đúng đắn, hợp lòng dân và mang tính khả thi; quá trình thẩm tra Ban Pháp chế đi sâu phân tích những vấn đề trọng tâm để HĐND tập trung thảo luận, cân nhắc, chú trọng làm rõ những khả năng và điều kiện để triển khai thực hiện Nghị quyết trong thực tiễn. Từ kiến nghị của Ban, các phiên thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường và hoạt động chất vấn được các đại biểu tích cực tham gia và có kết quả thiết thực, góp phần giúp đại biểu có cơ sở để thảo luận, xem xét tính chân thực, tính hợp pháp và tính khả thi của các báo cáo, đề án, tờ trình tại kỳ họp.

Để đạt được những kết quả trên, quá trình thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, Ban đã tập trung xem xét những nội dung cơ bản đó là:

Về tính hợp pháp: Đối chiếu nội dung dự thảo với các qui định của Hiến pháp, luật để xem xét nội dung đảm bảo không trái với những qui định của Hiến pháp, luật và không trái với thẩm quyền của HĐND được phân cấp ban hành nghị quyết.

Đảm bảo tính trung thực: Các cứ liệu đảm bảo thông tin khách quan, chính xác, đầy đủ không mâu thuẫn với các thông tin ở các văn bản do cơ quan cùng cấp ở địa phương đã ban hành và mang tính thời sự.

Nội dung phải phù hợp với điều kiện đặc thù của tình hình kinh tế -xã hội, quốc phòng - an ninh địa phương: Đảm bảo khi được thông qua, đưa vào thực hiện sẽ nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân thuộc phạm vi và đối tượng tác động.

Về hình thức của văn bản phải phù hợp với nội dung chuyển tải: Văn bản có cấu trúc hợp lý, ngôn ngữ trong sáng, trình bày logic, chặt chẽ. Để nêu ra được những ý kiến thẩm tra sát thực, cần có sự phân tích nội dung cụ thể của dự thảo về mục tiêu, tiêu chí đánh giá, hiệu quả có thể có và sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân khi đưa vào thực hiện. Khi thẩm tra, Ban yêu cầu các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày các vấn đề cần thiết, đồng thời tiến hành khảo sát tình hình thực tế ở địa phương về những vấn đề liên quan nội dung thẩm tra văn bản, các nguồn thông tin phải trung thực, khách quan.

Các phiên họp thẩm tra của Ban luôn tiến hành theo đúng trình tự qui định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Ban dành thời gian cho việc thảo luận của các thành viên, đánh giá nội dung văn bản và trao đổi thẳng thắn, cởi mở giữa các thành viên Ban với đại diện cơ quan trình. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng báo cáo thẩm tra của Ban sẽ trình tại kỳ họp của HĐND. Báo cáo nêu bật được các nội dung được và chưa được của dự thảo; đồng thời, đưa ra các kiến nghị cụ thể của Ban đối với các nội dung đã thẩm tra; trong đó nêu rõ những điểm nào còn có ý kiến khác nhau, điểm nào có thể chấp nhận để thông qua, điểm nào cần tiếp tục thảo luận để bổ sung hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình của UBND trình tại kỳ họp HĐND còn gặp không ít những khó khăn, hạn chế nhất định, đó là:

Một số báo cáo, đề án của UBND tỉnh gửi về Thường trực HĐND tỉnh còn chậm so với yêu cầu, có những văn bản gửi sát ngày diễn ra kỳ họp đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thẩm tra của Ban; trong công tác chuẩn bị kỳ họp, cơ quan trình đề án, tờ trình chưa phối hợp với Ban HĐND ngay từ đầu nên rất khó khăn trong công tác thẩm tra.

Đa số các thành viên của Ban hoạt động kiêm nhiệm, chỉ có một Phó Ban chuyên trách, các thành viên của Ban đa số lại giữ chức vụ chủ chốt ở các địa phương trong tỉnh nên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động giám sát, thẩm tra.

Số lượng chuyên viên được phân công giúp việc cho Ban còn rất hạn chế. Ban chỉ có 01 chuyên viên giúp việc, trong khi lĩnh vực hoạt động của ban khá rộng cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động thẩm tra của Ban.

Chất lượng một số báo cáo thẩm tra còn hạn chế, tính phản biện chưa cao, trong đó có nguyên nhân do công tác chuẩn bị của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND đôi khi chưa kịp thời, gửi báo cáo chậm nên các thành viên Ban ít có nhiều thời gian để nghiên cứu, phân tích sâu, phát hiện những vấn đề còn tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm tra của Ban.

Để việc thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình của các Ban nói chung và Ban Pháp chế nói riêng tiếp tục phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng, mang tính phản biện cao, cần quan tâm tới một số nội dung cơ bản sau:Lãnh đạo Ban cần được mời tham dự các hội nghị liên quan đến hoạt động của Ban; các Hội nghị của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, cuộc họp của UBND khi thảo luận, thông qua các nội dung trình tại kỳ họp HĐND để kịp thời nắm bắt thông tin, thống nhất quan điểm chỉ đạo, góp phần định hướng trong các hoạt động thẩm tra của Ban về những nội dung có liên quan. Đây là điều kiện đầu tiên, tạo tiền đề cho công tác thẩm tra có chất lượng.

Các báo cáo, đề án, tờ trình phải được gửi cho Thường trực HĐND và các Ban HĐND tỉnh đúng thời gian, có sự thẩm định của Sở Tư pháp đối với các văn bản có yêu cầu phải thẩm định.

Nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, tăng cường khảo sát, giám sát để nắm thông tin phục vụ công tác thẩm tra           

Nhân tố chủ yếu, quan trọng quyết định đến chất lượng công tác thẩm tra chính là thành viên của Ban. Năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, có kinh nghiệm thực tiễn, có trách nhiệm và điều kiện hoạt động để góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của Ban.

Định kỳ tổ chức tập huấn nghiệp vụ để nâng cao năng lực và kỹ năng thẩm tra của các Ban HĐND, các thành viên Ban hoạt động kiêm nhiệm.Xây dựng đội ngũ tham mưu, giúp việc cho HĐND tỉnh mang tính chuyên nghiệp, có cơ chế, chính sách thu hút những người có phẩm chất tốt, có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm thực tiễn, tâm huyết với hoạt động của cơ quan dân cử về công tác tại Văn phòng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới./.

           Lò Văn Mừng

                              UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Mường Lay,

                                Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh

 


Tin liên quan
Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu hội đồng nhân dân
Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu và tổ đại biểu HĐND tỉnh
Nổi bật những thành tựu xây dựng Điện Biên giàu đẹp theo Di chúc của Bác
Công tác phòng chống tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Giảm nghèo ở Điện Biên thành tựu và thách thức
Tổ chức tiếp xúc cử tri như thế nào cho hiệu quả, khắc phục tính hình thức
Luật Tiếp công dân - khẳng định bản chất dân chủ của Nhà nước ta
Ý kiến trao đổi - Hoàn thiện thể chế đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Bước chuyển nông thôn mới ở Điện Biên
Thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú và trường dân tộc ban trú