Ban KT và NS  

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh

Cập nhật ngày 14/06/2018 17:16:54 PM - Lượt xem: 256

CTTĐT - Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh, ngày 13/6, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã làm việc với UBND tỉnh và xem xét dự thảo báo cáo kết quả giám sát "Việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm nghiệp giai đoạn 2013-2015; việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2015 - 2018; việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững từ năm 2015 – 2018, trên địa bàn tỉnh Điện Biên". Đồng chí Giàng Thị Hoa - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc. Dự buổi làm việc có đồng chí Lò Văn Tiến, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo một số Sở, ban, ngành liên quan.


Theo báo cáo của Đoàn giám sát, việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2015 – 2018 bước đầu đạt được những kết quả tích cực, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, tạo sự chuyển biến về nhận thức và việc làm cụ thể của người dân, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh; diện tích rừng được trồng mới tiếp tục tăng lên (năm 2015 là 250.03 ha; năm 2016 là 1170.86 ha; năm 2017 là 2062.64 ha); diện tích rừng được khoanh nuôi, tái sinh bảo vệ tiếp tục tăng qua các năm (năm 2015 là 2529.2 ha; năm 2016 là 2443 ha; năm 2017 là 7.688 ha). Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã hình thành và tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước phát huy thế mạnh, lợi thế của từng địa phương gắn với nhu cầu thị trường; thu hút, hình thành và tạo liên kết theo chuỗi “Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ sản phẩm” giữa doanh nghiệp và người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo giá trị hàng hóa, tăng thu nhập trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh.

 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được vẫn còn một số hạn chế như: công tác rà soát giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cộng đồng dân cư và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn đạt thấp 325.808,14ha/602.073,1 ha, đạt 54,11% so với Kế hoạch 388 của UBND tỉnh, còn 276.264,96 ha chưa giao được, tương đương với 45,89% trong đó: diện tích đất lâm nghiệp có rừng còn phải giao là 7.902 ha tương đương 2,5%; diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng còn phải giao là 268.362,9 ha tương đương 94,1%; chưa thực hiện xong rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh; chưa thực hiện cắm mốc giới trong việc giao đất, giao rừng; tình trạng phá rừng, làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép vẫn xảy ra. Đối với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: tăng trưởng nông, lâm, thủy sản chưa cao, thiếu bền vững; chất lượng sản phẩm không đồng đều; triển khai mô hình cánh đồng lớn còn chậm và gặp nhiều vướng mắc trong khâu đất đai; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang phát triển những giống cây, con có giá trị cao, thị trường tiêu thụ ổn định còn chậm; mô hình liên kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm còn ít; việc xây dựng hướng dẫn, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm chủ lực để xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức ...

Thay mặt đoàn giám sát, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Giàng Thị Hoa đánh giá cao những kết quả UBND tỉnh và các Sở, ngành đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tổ chức đánh giá những mặt được, chưa được, khó khăn, vướng mắc, qua đó có giải pháp thực hiện cụ thể, rõ từng việc. Đẩy nhanh tiến độ rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, làm cơ sở cho việc giao đất giao rừng theo quy hoạch; chỉ đạo UBND các địa phương tổ chức nghiệm thu đối với diện tích rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng có đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định… Đối với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần bám sát đề án để thực hiện; làm rõ trách nhiệm của các cấp, ngành để có kiến nghị đến các cơ quan cấp trên giải quyết. Giao cho UBND tỉnh rà soát các chính sách, báo cáo HĐND tỉnh cho ý kiến về thẩm quyền; xây dựng phương án xin ý kiến của Tỉnh ủy, trình HĐND tỉnh về kinh phí tiếp tục thực hiện giao đất lâm nghiệp có rừng và chưa có rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; ban hành chính sách phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; rà soát các quyết định, đề án để đảm bảo tính khả thi. Giao Ban Kinh tế - Ngân sách tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát số liệu, làm rõ những tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân, tiếp thu chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện báo cáo giám sát; đối với dự thảo kết luận giám sát cần rút gọn, cô đọng, mang tính khái quát, trình Thường trực HĐND tỉnh theo quy định./.

Mạnh Thắng

 

 


Tin liên quan
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các báo cáo và dự thảo Nghị quyết trình tạo kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XIV
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XIV
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát tại huyện Mường Chà
Ban Kinh tế -Ngân sách HĐND tỉnh: Giám sát tại huyện Nậm Pồ
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát tại huyện Tủa Chùa
Đề nghị giải quyết dứt điểm việc sắp xếp giao đất ở cho 05 hộ dân cư, tổ dân phố 5, phường Mường Thanh
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các Báo cáo, Đề án, Chương trình và dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa XIV
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát “Việc quản lý, sử dụng ngân sách địa phương để mua sắm đồ dùng thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập” tại huyện Điện Biên Đông