Hoạt động tại các kỳ họp Quốc hội  

Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên: Bỏ sổ hộ khẩu giấy cần có lộ trình thực hiện phù hợp

Cập nhật ngày 21/10/2020 17:00:33 PM - Lượt xem: 256

HĐND - Sáng ngày 21/10, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi).



Tham
 gia ý kiến về Dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành cao với việc đổi mới hình thức quản lý dân cư từ Sổ hộ khẩu giấy sang hình thức quản lý bằng số hóathông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cưCơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân, phù hợp với xu thế hiện đại hóa phương thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hiện nay.

Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công an cùng các cơ quan liên quan đã thể hiện quyết tâm rất cao, có nhiều văn bản chỉ đạo và hành động quyết liệt phấn đấu hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú để có thể vận hành chính thức từ ngày 01/7/2021. Tuy nhiên, đến nay đã cơ bản hoàn thiện giai đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, còn giai đoạn kết nối của các cơ quan, tổ chức có liên quan để có thể khai thác được các cơ sở dữ liệu này để phục vụ việc bỏ Sổ hộ khẩu thì chưa được đánh giá cụ thể. Theo Kế hoạch của Chính phủ thì đến hết năm 2022 mới có thể hoàn thành việc kết nối, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu với tất cả các bộ, ngành, địa phương. Đấy là chưa kể đến những địa phương khó khăn, vùng núi cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất thiếu thốn, không đủ nguồn kinh phí để hoạt động. 

Việc bỏ Sổ hộ khẩu giấy là vấn đề lớn, liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân và phương thức hoạt động của cáccơ quan, tổ chức có liên quan, cần phải được xem xét, cân nhắc, đánh giá một cách thận trọng, toàn diện để tránh việc làm khó cho người dân. Do vậy, đại biểu Trần Thị Dung đề nghị lựa chọn Phương án 1 quy định kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022. Đại biểu phân tích, phương án này không làm ảnh hướng tới quyết tâm của Chính phủ, Bộ Công an, đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi Luật có hiệu lực thi hành.

Mai Hồng, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

 


Tin liên quan
Khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV
Quốc hội họp phiên bế mạc và biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quôc hội khoá XIV
Đại biểu Quốc hội Mùa A Vảng, Phó Trưởng Đoàn chuyên tránh kiến nghị Quốc hội, Chính phủ một số giải pháp cần quan tâm trong thời gian tới
Đại biểu Quốc hội Sùng A Hồng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, cho chủ trương cơ chế, bố trí vốn để triển khai thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng sân bay Điện Biên
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)
Thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Hoạt động thảo luận tại Tổ của Đoàn ĐBQH tỉnh tại kỳ họp thứ sáu, quốc hội khóa XIV
Thảo luận về một số nội dung của Dự án Luật Trồng trọt
Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV
Thảo luận về một số nội dung của dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi)