Hoạt động tại các kỳ họp Quốc hội  

Đề nghị ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin vùng khó khăn

Cập nhật ngày 06/05/2025 22:06:50 PM - Lượt xem: 70

Chiều nay (6/5), Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV thảo luận ở Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.


Đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận

Tham gia phát biểu ý kiến vào dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh phân tích, hiện nay chúng ta không có đủ nguồn lực và bộ máy để đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vừa qua trên thị trường phát hiện nhiều sản phẩm không đảm bảo chất lượng và còn nhiểu sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo chất lượng nhưng chưa được phát hiện. Do đó, việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng để kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hoá là cần thiết.

Dự thảo Luật có rất nhiều điều khoản quy định khuyến khích các tổ chức, cá nhân như: khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho sản phẩm, hàng hóa và công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng dữ liệu và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ các hoạt động về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa... tuy nhiên lại chưa quy định về chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các nội dung này.

Toàn cảnh phiên thảo luận 

Dự thảo Luật mới chỉ quy định một số chính sách hỗ trợ cụ thể đối doanh nghiệp, chưa quy định chính sách hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân khác. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo, Cơ quan thẩm tra nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các đối tượng này.

Đối với dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đại biểu Lò Thị Luyến cho biết, hạ tầng của miền núi nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng còn rất khó khăn. Điện Biên hiện còn khoảng 8% chưa có điện lưới quốc gia và 6% khu vực có dân cư chưa được phủ sóng điện thoại, mạng internet. Nếu như không quy định chính sách cụ thể đầu tư cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ cho vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn thì không biết đến bao giờ mới có thể ứng dụng khoa học, công nghệ trong đời sống.

Trong bối cảnh sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương hai cấp như hiện nay, khoảng cách từ hộ dân đến trung tâm xã có khi đến vài chục km, giao thông đi lại khó khăn thì việc đầu tư kết cấu hạ tầng cho các vùng này là rất cần thiết. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị bổ sung quy định chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn vào dự thảo Luật./.

 Tin, ảnh: Mai Hồng

 

 


Tin liên quan
Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV – Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử
QUỐC HỘI CÔNG BỐ KẾT QUẢ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI 44 NGƯỜI GIỮ CHỨC VỤ DO QUỐC HỘI BẦU HOẶC PHÊ CHUẨN
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khoá XV
Khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ hai, Quốc hội khoá XV
Bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên: Việc giải quyết bạo lực gia đình phải bắt nguồn từ gốc rễ của vấn đề
Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh
Đề xuất phương án phù hợp, bảo đảm việc học môn Lịch sử và kiến thức về Lịch sử
Đại biểu Quốc hội tỉnh: Kiểm soát nợ xấu ở mức quy định sẽ như thế nào trong hành lang pháp lý hiện hành
Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam