Hoạt động tại các kỳ họp Quốc hội  

Quốc hội thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi)

Cập nhật ngày 10/06/2015 13:49:01 PM - Lượt xem: 206

Chiều 9/6, với tỷ lệ 85.25%, Quốc hội đã thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).


 

 

 

                                                                                                                                                Ảnh: Nam Nguyễn

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, ngày 21 tháng 5 năm 2015, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình tiếp thu, chỉnh lý để hoàn thiện dự thảo Luật.

Cơ bản tán thành với Báo cáo trên, đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) gồm 8 Chương, 41 Điều.

Theo đó, có 425 đại biểu tham gia biểu quyết, bằng 85,86% tổng số đại biểu Quốc hội. Số đại biểu Quốc hội tán thành là 422 (tỷ lệ 85,25%), số đại biểu không tán thành là 1 (tỷ lệ 0,20%) và số đại biểu không biểu quyết là 2 (tỷ lệ 0,4%).

 

 

 

Các đại biểu Quốc hội thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi)                                           Ảnh: Nam Nguyễn

Như vậy, sau khi dự thảo Luật được Quốc hội thông qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có quyền và trách nhiệm như: Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; Thực hiện giám sát và phản biện xã hội; Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước; Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016.

Đức Phương

(Nguồn: quochoi.vn)

 
 


Tin liên quan
Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử
KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XIII SẼ QUYẾT ĐỊNH NHIỀU VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG
LỘ TRÌNH TĂNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI THUỐC LÁ PHẢI NHANH HƠN
Hôm nay (20-5), khai mạc kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII
Bế mạc Hội nghị 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Ông Sùng A Hồng, ĐBQH khóa XIII tỉnh Điện Biên tiếp xúc cử tri huyện Điện Biên Đông và Tp. Điện Biên Phủ