Hoạt động tại các kỳ họp Quốc hội  

Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015

Cập nhật ngày 10/06/2015 13:45:57 PM - Lượt xem: 220

áng 9/6, với 86,26% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015 .


 


 

 

Theo Nghị quyết, Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14/7/2011 về biểu thuế bảo vệ môi trường; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên; Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc và Pháp lệnh quản lý thị trường.

Quốc hội quyết định điều chỉnh thời hạn trình Quốc hội của một số dự án luật. Cụ thể, dự án Luật khí tượng thủy văn được chuyển từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 lên Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10.

Dự án Luật biểu tình được lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11; lùi dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ từ chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.

Quốc hội cũng quyết định rút dự án Luật dân số ra khỏi Chương trình năm 2015.

Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII sẽ xem xét thông qua 6 dự án luật: Luật tiếp cận thông tin; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật quy hoạch; Luật báo chí (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật dược (sửa đổi).

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 10/2016) sẽ trình xem xét thông qua 5 dự án luật: Luật ban hành quyết định hành chính; Luật biểu tình; Luật về hội; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật đấu giá tài sản.

Quốc hội sẽ cho ý kiến 17 dự án luật khác gồm: Luật quốc phòng (sửa đổi); Luật Công an xã; Luật chứng thực;Luật về máu và tế bào gốc;Luật đường sắt (sửa đổi); Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệLuật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi).

Theo Nghị quyết, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua 2 dự án pháp lệnh, bao gồm: Pháp lệnh giống cây trồng (sửa đổi); Pháp lệnh giống vật nuôi (sửa đổi).

Về kết quả biểu quyết, có 437 đại biểu Quốc hội tham gia (tỷ lệ 88,28%), trong số đó 427 đại biểu tán thành, tương đương 86,26%, 4 đại biểu không tán thành, tương đương 0,81% và 6 đại biểu không biểu quyết, tương đương 1,21%.

Đặng Mai

(Nguồn: quochoi.vn)

 


Tin liên quan
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử
KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XIII SẼ QUYẾT ĐỊNH NHIỀU VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG
LỘ TRÌNH TĂNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI THUỐC LÁ PHẢI NHANH HƠN
Hôm nay (20-5), khai mạc kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII
Bế mạc Hội nghị 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Ông Sùng A Hồng, ĐBQH khóa XIII tỉnh Điện Biên tiếp xúc cử tri huyện Điện Biên Đông và Tp. Điện Biên Phủ