Nghiên cứu - Trao đổi  

Mỗi quan hệ giữa thi đua và khen thưởng

Cập nhật ngày 21/03/2015 11:00:38 AM - Lượt xem: 256

"Thi đua" là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. "Khen thưởng" là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất" tư tưởng của Người đã, đang và sẽ luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hành động cách mạng, khích lệ các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công nhân viên, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang hăng hái, phấn đấu thi đua lao động, chiến đấu bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay.

"Thi đua" là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. "Khen thưởng" là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thi đua và khen thưởng là hai hoạt động có quan hệ khăng khít và tác động qua lại với nhau, có thi đua sẽ có khen thưởng và ngược lại khen thưởng sẽ khuyến khích được phong trào thi đua phát triển. Nói về mối quan hệ này những người làm công tác khen thưởng đều nhớ đến câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch", theo câu nói này của Người ta có thể hiểu rằng thi đua là hành động tự nguyện, tự giác, là cả quá trình phấn đấu, học tập và lao động, cống hiến công sức của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khen thưởng là lúc chúng ta gặt hái được những thành quả mà cả quá trình nỗ lực phấn đấu mới có được; khen thưởng là chức năng của tổ chức quản lý nhằm ghi nhận, biểu dương, khuyến khích, tôn vinh công lao đối với những tập thể và cá nhân về những thành tích đã đạt được.

Thi đua là cơ sở của việc khen thưởng. Thi đua tốt thì có nhiều thành tích để khen thưởng. Bình bầu thi đua đúng, công khai, chặt chẽ giúp cho việc khen thưởng được chính xác. Bình bầu thi đua rộng, nể nang thì dẫn đến việc khen thưởng tràn lan, khen không đúng sẽ phản tác dụng. Muốn làm tốt công tác khen thưởng thì phải lãnh đạo tốt phong trào thi đua, khen thưởng phải phản ánh đúng phong trào thi đua. Nơi nào có phong trào thi đua mạnh mẽ, đều khắp thì khen thưởng nhiều và khen cao.

Nếu thi đua là cở sở để khen thưởng thì khen thưởng được xem là đòn bẩy để khuyến khích các phong trào thi đua phát triển. Tuy nhiên không nên hiểu rẳng thi đua chỉ vì mục đích khen thưởng, nếu thi đua chỉ vì khen thưởng thì mục đích của thi đua sẽ bị hạn chế, mà cần hiểu rằng khen thưởng chỉ là sự khuyến khích, động viên tinh thần đối với những thành tích của cá nhân, tập thể qua quá trình phấn đấu lao động và sáng tạo. Đó là sự công bằng của tổ chức trong việc quản lý con người, đối với những cá nhân có nhiều đóng góp cho xã hội. Trong quan điểm về thi đua khen thưởng Bác đã chỉ rõ "thi đua và khen thưởng là công tác động viên chính trị, giáo dục tư tưởng, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đều là động lực phát triển xã hội theo hướng tốt đẹp hơn".

Đồng thời, muốn thi đua và khen thưởng trở thành động lực tích cực trong quá trình phát triển thì thi đua phải có sự lãnh đạo đúng. Thi đua mà không có sự lãnh đạo, tổ chức, thì thường nảy sinh chia rẽ, ganh tỵ, ghét bỏ nhau, có thể làm những người tham gia thi đua nản lòng. Tránh hiện tượng các cá nhân, tập thể tham gia thi đua mà chia rẽ, chỉ biết đến lợi ích của cá nhân mình mà không quan tâm đến lợi ích của người khác, lợi ích của tập thể. Tránh tư tưởng anh hùng cá nhân, vì thành tích cá nhân.

Như vậy, thi đua và khen thưởng là hai hoạt động có quan hệ song hành nhưng không độc lập, hoạt động này bổ trợ cho hoạt động kia. Thi đua khen thưởng được coi là động lực để nâng cao hiệu quả chất lượng trên mọi lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa và xã hội. Có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn hiện nay, thi đua là một biện pháp hữu hiệu xây dựng con người mới và khen thưởng là biện pháp quản lý Nhà nước, quản lý con người.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng và mối quan hệ giữa thi đua, khen thưởng, trong những năm qua Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đã triển khai làm tốt trong công tác này. Hàng năm, các tổ chức, đoàn thể trong Văn phòng đã phát động, triển khai và duy trì các phong trào thi đua. Tổ chức cho các cá nhân, tập thể đăng ký các danh hiệu thi đua ngay từ đầu năm. Tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức, người lao động Văn phòng luôn đoàn kết phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Mỗi cá nhân đều tích cực học tập  nâng cao trình độ, năng lực, nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ. Ngoài công tác chuyên môn, cán bộ, công chức, người lao động trong Văn phòng luôn tham gia tích cực các hoạt động xã hội từ thiện như "hiến máu tình nguyện", ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ vì người nghèo, quỹ mái ấm công đoàn, quỹ Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa... Phong trào thi đua trong Văn phòng đã được triển khai sâu rộng, nội dung thi đua, hình thức thi đua đã có nhiều đổi mới, đã có sức lan tỏa đến từng cá nhân và tổ chức đoàn thể. Cùng với thi đua, Văn phòng đã làm tốt công tác khen thưởng nhằm kịp thời động viên, khích lệ những cá nhân, tập thể đạt nhiều thành tích, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Công tác khen thưởng đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định, bám sát vào các tiêu chuẩn, đối tượng, căn cứ vào kết quả thực hiện các phong trào thi đua...

Nhờ làm tốt công tác khen thưởng đã khuyến khích phong trào thi đua trong cơ quan phát triển. Mỗi cá nhân, tổ chức đều có ý thức phấn đấu xây dựng tập thể trong sạch vững mạnh. Qua đó ta thấy rằng thi đua và khen thưởng có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Thi đua là cơ sở để khen thưởng và ngược lại khen thưởng là động lực để các phong trào thi đua ngày càng phát triển./.

 

                                                                   Nguyễn Thị Thúy

                                                    Phòng HC-TC-QT- VP Đoàn ĐBQH-HDND tỉnh

 


Tin liên quan
Ở đâu có quyền lực, ở đó phải có giám sát quyền lực Ở đâu có chính quyền nhân dân, ở đó phải có HĐND
Mô hình chính quyền địa phương: Vẫn rối bời
Đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu quả giám sát, tiếp xúc cử tri
Đại biểu chuyên trách: hạt nhân của HĐND
Chưa thống nhất về tổ chức Hội đồng Nhân dân cấp quận, phường
Khó khăn khi giải quyết án hành chính tại Tòa án địa phương
DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC SI LA, SAU 5 NĂM NHÌN LẠI
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA HIẾN PHÁP 2013
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đại biểu HĐND tỉnh – huyện năm 2014