Nghiên cứu - Trao đổi  

Kinh nghiệm và giải pháp trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên

Cập nhật ngày 04/02/2020 09:42:35 AM - Lượt xem: 256

HĐND


 
Văn phòng HĐND tỉnh họp sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2019
 
Ngày 20/9, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 7, nhiệm kỳ 2016-2021 tại thị xã Nghĩa Lộ. Gửi đến Hội nghị bài tham luận về “Kinh nghiệm và giải pháp trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND”, Văn phòng HĐND tỉnh Điện Biên đã làm rõ: Văn phòng HĐND tỉnh được chia tách, thành lập từ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tháng 7/2016 theo quy định tại Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13, ngày 22/12/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII và Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ, với số lượng biên chế của Văn phòng giảm từ 35 xuống còn 24 biên chế và đúng vào đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021, với việc tăng thẩm quyền của HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu HĐND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015… có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, Văn phòng HĐND tỉnh Điện Biên vừa tập trung rà soát, xác định lại vị trí việc làm, vừa tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc, đã tham mưu cho HĐND, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền, trong đó một số việc lần đầu tiên tổ chức thực hiện; đổi mới hoạt động theo hướng phát huy trí tuệ tập thể, dân chủ thảo luận, bàn bạc, tạo sự thống nhất cao trong việc quyết định các vấn đề quan trọng... Đạt được kết quả này, Văn phòng đã tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu như: 
 
Thứ nhất. Vận dụng linh hoạt các quy định của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tế của Văn phòng, như: áp dụng cơ chế thủ trưởng đối với tham mưu, giúp việc cho Thường trực HĐND tỉnh; cơ chế chuyên viên và phân công cụ thể Chuyên viên tham mưu, giúp việc trực tiếp cho các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND. Đối với các Tổ đại biểu HĐND, Chuyên viên được phân công trực tiếp giúp việc phải thực nhiệm vụ như một Văn phòng, từ tham mưu chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức thực hiện chương trình TXCT, giám sát của Tổ đại biểu, làm thư ký họp tổ, dự trù kinh phí và hoàn tất thủ tục thanh toán chế độ, chính sách cho Tổ đại biểu theo quy định…
Thứ hai. Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên giúp việc; phát huy tinh thần trách nhiệm, tính chủ động trong công việc; nâng cao tính chủ động tự nghiên cứu, học tập trau dồi kiến thức, kỹ năng của mỗi cán bộ, công chức Văn phòng để nâng cao hiệu quả công tác. Đổi mới lề lối làm việc, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn và hành chính để tiết kiệm thời gian, công sức, tăng tính hiệu quả của công tác tham mưu, đề xuất.
Thứ ba. Tăng cường sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ giữa Văn phòng HĐND với các Ban HĐND, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên tất cả các mặt công tác để tham mưu, phục vụ các hoạt động của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật.
Thứ tư. Phát huy trách nhiệm Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh của đồng chí Chánh Văn phòng trong việc yêu cầu, đôn đốc giám đốc các sở, ngành (thường là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh) cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Tham mưu, phục vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch điều hành công việc chung của HĐND; điều hòa, phối hợp hoạt động các Ban của HĐND.
Thứ năm. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, phân công bố trí công việc cho công chức phù hợp với năng lực, trình độ và cơ cấu ngạch công chức đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy được năng lực và sở trường công tác. 
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ của Văn phòng HĐND tỉnh vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: một số nội dung quy định của pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND chưa tham mưu đầy đủ, kịp thời; việc tin học hóa trong hoạt động quản lý đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ; bộ máy phục vụ của Văn phòng có lúc có nơi thiếu tính đồng bộ, thông suốt theo một đầu mối lãnh đạo và việc quản lý, theo dõi, đánh giá công chức dưới quyền có lúc chưa thực sự sâu sát, toàn diện và đầy đủ. Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ trong thời gian tới, Văn phòng HĐND tỉnh Điện Biên đề nghị:
 
1. Ban hành chính sách đặc thù cho công chức, người lao động công tác tại Văn phòng HĐND (như chính sách đối với công chức, người lao động Văn phòng Đoàn ĐBQH hiện nay) để thu hút cán bộ giỏi, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn ở các sở, ban, ngành, địa phương về công tác tại Văn phòng HĐND tỉnh.
2. Sớm tổng kết việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh và quyết định mô hình Văn phòng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan Văn phòng được tham mưu. Đồng thời, để bảo đảm chuyên môn hóa và nâng cao năng lực nghiệp vụ của đội ngũ công chức Văn phòng đáp ứng yêu cầu tham mưu, giúp việc hoạt động của HĐND, Thường trực, các Ban, tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật, nên tổ chức Văn phòng tham mưu, giúp việc HĐND tỉnh theo hướng: ngoài phòng Tổng hợp có thêm các phòng chuyên môn tham mưu, giúp việc theo các lĩnh vực Kinh tế - Ngân sách, Văn hóa - Xã hội, Dân tộc, Pháp chế.
3. Để tăng cường công tác phối hợp giữa Văn phòng HĐND với các Ban HĐND, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tham mưu, phục vụ các hoạt động của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh, khi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đề nghị tiếp tục cơ cấu Chánh Văn phòng HĐND là thành viên Thường trực HĐND tỉnh.
 
Lê Hoài Nam - Chánh Văn phòng HĐND tỉnh
 


Tin liên quan
Thực hiện chính sách đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh: những khó khăn, bất cập
Hoạt động giải trình của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên: Hiệu quả thiết thực
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất; thu, quản lý sử dụng tiền đấu giá
Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Nhìn lại nửa nhiệm kỳ
Chất lượng nước sinh hoạt một phần tất yếu của cuộc sống
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020
Hiệu quả tích cực trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Công tác khuyến học, khuyến tài tỉnh Điện Biên: Một nhiệm kỳ tích cực
HĐND TP. Điện Biên Phủ Phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa Phương