Nghiên cứu - Trao đổi  
Đồng chí Giàng Thị Hoa - UVBTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dự Hội nghị Tổng kết diễn tập khu vực phòng thủ huyện Mường Ảng năm 2024 (12/11/2024)
Chiều ngày 11/11, tại Hội trường 1A, Trung tâm Hội nghị - Văn hoá huyện, Ban Thường vụ Huyện uỷ Mường Ảng tổ chức Hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm diễn tập Khu vực phòng thủ huyện năm 2024 và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025- 2030. Đồng chí Giàng Thị Hoa – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tham dự Hội nghị.
 
Việt Nam là điểm sáng về phát triển kinh tế năm 2024 (26/10/2024)
Sáng nay (26/10), kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Tham gia phát biểu ý kiến, các vị ĐBQH tỉnh Điện Biên đồng tình, đánh giá cao những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch của Quốc hội giao, nhiều ngành kinh tế đã phục hồi hoàn toàn và trở lại mức bằng hoặc cao hơn trước đại dịch Covid-19.
 
Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị (20/10/2024)
Xác định Chương trình giảm nghèo bền vững là một trong ba chương trình mục tiêu Quốc gia thể hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy trong những năm qua, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.
 
Tình hình triển khai Luật Đất đai 2024 (15/10/2024)
Luật Đất đai đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024 bước đầu đã đi vào cuộc sống, góp phần vào việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất.
 
Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn nhiều khó khăn, thách thức (07/10/2024)
Tỉnh Điện Biên xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là quá trình liên tục và lâu dài. Kế thừa thành quả, nền tảng đã đạt được từ các giai đoạn trước, tỉnh đã đặt mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với nhiều kỳ vọng.
 
Chính sách Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đã góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân (26/09/2024)
Công tác quản lý, chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019-2023, tổng diện tích rừng được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng là 316.416,65ha. Trong đó, phân theo loại rừng: Rừng đặc dụng 38.476,05ha; rừng phòng hộ 177.339,54 ha; rừng sản xuất 99.636 ha; rừng ngoài quy hoạch 965,06 ha. Phân theo chủ quản lý: Các Ban quản lý rừng đặc dụng (Ban quản lý khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé; Ban quản lý rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng) 38.307,05 ha; Các Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý (các huyện: Mường Chà, Tuần Giáo, Điện Biên) 20.366,13 ha; Các hộ gia đình, cá nhân quản lý 9.391,72 ha; Cộng đồng dân cư quản lý 237.154,90 ha; Nhóm hộ quản lý 711,55 ha; UBND cấp xã được giao trách nhiệm quản lý rừng: 10.309,46 ha; tổ chức khác (Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh): 175,84 ha. Diện tích chưa giao (chưa có chủ rừng), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chưa thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2023 là: 91.899,18 ha. Số lượng chủ rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của năm 2022 tính đến 31/12/2023 trên địa bàn tỉnh là 4.851 chủ rừng (trong đó: 5 chủ rừng là tổ chức; 1.017 chủ rừng là cộng đồng; 3.780 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ; 44 chủ rừng là UBND cấp xã được giao trách nhiệm quản lý rừng; 5 chủ rừng là tổ chức khác); số chủ rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng dự kiến của năm 2023 là 5.052 chủ rừng. Số lượng chủ rừng chưa được chi trả đến 31/12/2023 là 732 chủ rừng (bao gồm các chủ rừng khó khăn do: chưa mở tài khoản; chưa đổi tên theo quyết định của UBND tỉnh; chủ rừng sai thông tin, do chết hoặc đi tù... nên chưa thực hiện chi trả được).
 
Một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023, trên địa bàn tỉnh Điện Biên (26/09/2024)
Việc thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023, trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trong công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, các văn bản được ban hành bảo đảm theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đạt được nhiều kết quả tích cực; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của pháp luật đối với công tác giao đất, giao rừng với nhiều hình thức, cách thức đa dạng, như gửi văn bản trên hồ sơ công việc, thành lập các nhóm mạng xã hội để cập nhật, chia sẻ các thông tin liên quan; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ...thông qua công tác tuyên truyền đã nâng cao hiểu biết, nhận thức trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đối với việc thực hiện giao đất, giao rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
 
Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của HĐND tỉnh (16/09/2024)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động số 01-CTrHĐ/TU, ngày 12/01/2021 của Tỉnh ủy Điện Biên về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025. Đảng đoàn HĐND tỉnh Điện Biên đã chủ động bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.
 
Quan tâm giải quyết kiến nghị của cử tri (15/08/2024)
Thực hiện tốt công tác giải quyết kiến nghị của cử tri sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cử tri và Nhân dân, củng cố niềm tin của người dân; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
 
Giám sát việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND (08/08/2024)
Giám sát việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND là một hình thức giám sát quan trọng đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử. Hoạt động giám sát này được quy định cụ thể trong Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
 
Đổi mới và nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND (07/08/2024)
Tiếp xúc cử tri là trách nhiệm của đại biểu HĐND Tiếp xúc cử tri là một trong những hình thức giữ mối liên hệ của đại biểu với cử tri thông qua các hoạt động gặp gỡ giữa đại biểu với cử tri để trao đổi thông tin, giúp đại biểu thu thập và phản ánh ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương; báo cáo với cử tri kết quả kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động Nhân dân thực hiện nghị quyết; báo cáo với cử tri về kết quả hoạt động của đại biểu.
 
Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị (05/08/2024)
Với chức năng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của HĐND thực hiện đúng Cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong thời gian qua, Đảng đoàn HĐND tỉnh Điện Biên đã lãnh đạo HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh tổ chức, thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật nói chung và lãnh đạo, thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và đề ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
 
Nội dung cơ bản của Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 (01/08/2024)
Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2023; gồm 10 chương với 83 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024. Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 có nội dung cơ bản sau:
 
Điểm mới của Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 (01/08/2024)
Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024; gồm 13 chương với 198 điều, tăng 15 điều so với Luật Nhà ở năm 2014. Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 có một số điểm mới sau:
 
Luật đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024 (25/07/2024)