Nghiên cứu - Trao đổi  
Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp thực hiện giám sát chuyên đề (16/06/2023)
Cơ sở pháp lý Giám sát là một trong những chức năng của cơ quan dân cử được pháp luật quy định, tổ chức thực hiện giám sát là một hoạt động rất quan trọng nhằm theo dõi, xem xét, đánh giá các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thông qua hoạt động giám sát chủ thể giám sát xử lý những vấn đề phát sinh trên thực tiễn theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
 
Chú trọng, nâng cao chất lượng công tác giám sát chuyên đề (16/06/2023)
Ngày 27/10/1962, Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ Năm, quyết định tái lập tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Lai Châu, Điện Biên). Sau khi tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời, ngày 09/6/1963, tỉnh Lai Châu đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh khóa I. Đến nay, HĐND tỉnh Điện Biên đã trải qua 60 năm với 15 khóa. Trong giai đoạn đầu từ 1963 - 1989 (HĐND tỉnh khóa I - khóa VIII), HĐND tỉnh tổ chức và hoạt động theo Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính các cấp năm 1962, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989. HĐND tỉnh chưa có Thường trực HĐND. Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính các cấp năm 1962 quy định cho phép HĐND có thể thành lập các Ban, tuy nhiên, HĐND cấp tỉnh có bao nhiêu Ban, gồm những Ban gì thì chưa được quy định. Đến HĐND tỉnh khóa VI thành lập 03 Ban, HĐND tỉnh khóa VII có 05 Ban, khóa VIII có 06 Ban. Về chức năng, nhiệm vụ HĐND tỉnh chủ yếu thực hiện chức năng quyết định. Nhiệm vụ giám sát của HĐND tỉnh chưa làm được nhiều, quan hệ giám sát giữa HĐND tỉnh với Ủy ban hành chính tỉnh chưa được thực hiện; việc giám sát của HĐND tỉnh đối với việc thực hiện nghị quyết, pháp luật ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể quần chúng còn hạn chế. Trải qua 08 nhiệm kỳ, HĐND tỉnh đã từng bước quan tâm đến công tác giám sát, đặc biệt là giám sát chuyên đề.
 
Phát huy vai trò của HĐND tỉnh trong xây dựng và phát triển tỉnh Điện Biên (15/06/2023)
Trải qua 60 năm trưởng thành kể từ cuộc bầu cử đầu tiên đến nay, HĐND tỉnh Điện Biên đã không ngừng hoàn thiện về tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động; phát huy vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, vai trò cơ quan đại biểu của Nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân các dân tộc, thay mặt cử tri quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh; giám sát đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị của tỉnh qua các thời kỳ.
 
Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động góp phần nâng cao vị thế cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (15/06/2023)
Ngày 9/6/1963, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên và Lai Châu) đã tổ chức thành công cuộc bầu cử HĐND tỉnh khóa I, đánh dấu sự hình thành của HĐND tỉnh - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Trong 60 năm hoạt động với 15 khóa, HĐND tỉnh đã không ngừng sáng tạo, đổi mới phương thức hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thực chất, hiệu quả.
 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH ĐIỆN BIÊN giai đoạn 2004 đến nay (HĐND tỉnh khóa XII - XV) (09/06/2023)
Tại kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003, về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Tỉnh Lai Châu được chia tách thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên. Sau khi chia tách, tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh Điện Biên được kiện toàn và tăng cường. HĐND tỉnh khóa XII có Thường trực HĐND tỉnh gồm Chủ tịch HĐND, 01 Phó Chủ tịch HĐND và Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh. Khoá XIII, XIV, Thường trực HĐND tỉnh gồm Chủ tịch HĐND, 02 Phó Chủ tịch HĐND và các Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh và 04 Trưởng Ban. Khoá XV, Thường trực HĐND tỉnh khóa XV gồm: Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 04 Trưởng Ban. HĐND tỉnh khóa XII- XV có 04 Ban gồm: Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa – xã hội, Ban Pháp chế, Ban Dân tộc. Chất lượng đại biểu HĐND tỉnh ngày càng được nâng cao.
 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH ĐIỆN BIÊN giai đoạn 1986 - 2004 (HĐND tỉnh khóa VIII- XI) (08/06/2023)
Thực hiện Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989, Luât Tổ chức HĐND và UBND năm 1994, HĐND tỉnh đã bầu Thường trực HĐND tỉnh khóa IX, X, XI gồm Chủ tịch HĐND tỉnh, 01 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, các Ủy viên thư ký. HĐND tỉnh khóa VIII có 06 Ban gồm: Ban Kinh tế - Kế hoạch – Ngân sách, Ban Biên giới, Ban Dân tộc, Ban Pháp chế, Ban Văn hóa – xã hội – đời sống, Ban Thanh niên – thiếu niên – nhi đồng. HĐND tỉnh khóa IX, X,XI gồm 04 Ban gồm: Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa – Xã hội, Ban Pháp chế, Ban Dân tộc.
 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH ĐIỆN BIÊN giai đoạn 1975 – 1986 (HĐND tỉnh khóa V, VI, VII) (06/06/2023)
HĐND tỉnh tổ chức và hoạt động theo Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính các cấp năm 1962, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983. HĐND tỉnh khóa VI thành lập 03 Ban gồm: Ban Kinh tế kế hoạch và Ngân sách. Ban Văn hóa – Xã hội, Ban Quân sự, trị an. HĐND tỉnh khóa VII có 05 Ban gồm: Ban Quân sự trị an, Ban Kinh tế - kế hoạch, Ban Lưu thông phân phối, Ban Văn hóa – xã hội, Ban Vùng cao biên giới. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983 chưa quy định về Thường trực HĐND, đến Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 mới quy định Thường trực HĐND.
 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH ĐIỆN BIÊN giai đoạn 1963 – 1975 (HĐND tỉnh khóa I-IV) (05/06/2023)
 
Cần có cơ chế riêng đối với nguồn vốn sự nghiệp của chương trình mục tiêu quốc gia (31/05/2023)
Đó là phát biểu của đồng chí Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh trong phiên thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV sáng nay (31/5).
 
Xuống với dân bằng cái tâm sáng (24/05/2023)
Tôi được biết bà Mùa Thị Mỷ sau khi tham gia Quốc hội khóa IX, sang Khóa X bà là người tự ứng cử và trúng cử, một câu chất vấn ai cũng nhớ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa X: “Chính phủ có làm thủy điện Sơn La hay không thì bảo với dân”. Cũng như khi bà tham gia ý kiến vào dự thảo Bộ Luật dân sự với câu chuyện tranh chấp con trâu ở quê hương bà.
 
Làm thế nào để các Ban làm tốt nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết tại kỳ họp Hội đồng nhân dân (23/05/2023)
Khoá XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên có nhiều điểm mới, là nhiệm kỳ đầu tiên thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, là nhiệm kỳ có số lượng đại biểu HĐND làm nhiệm vụ chuyên trách nhiều nhất từ trước tới nay (13 đại biểu), trưởng, phó các Ban đều hoạt động chuyên trách (Riêng Trưởng Ban Pháp chế kiêm nhiệm) và tại kỳ họp có một nội dung yêu cầu bắt buộc đối với các Ban là giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Đây là khâu quan trọng trong quy trình thông qua, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. Theo qui định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, khâu này thuộc trách nhiệm của các Ban HĐND. Các Ban HĐND sau khi thẩm tra dự thảo nghị quyết, phối hợp với cơ quan trình, cơ quan tư pháp họp thống nhất giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi trình Hội đồng nhân dân thông qua.
 
Một số chuyển biến về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh qua các giai đoạn trên địa bàn tỉnh Điện Biên (19/05/2023)
 
Khi kết quả thực hiện Nghị quyết chưa đạt như kỳ vọng (07/05/2023)
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 295/2012/NQ-HĐND, ngày 08/12/2012 của HĐND tỉnh Điện Biên khóa XIII về ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học và chính sách thu hút những người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Nghị quyết). Đến nay kết quả thực hiện nội dung chính sách thu hút những người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh chưa đạt như kỳ vọng.
 
Nội dung cơ bản của Luật Cảnh sát cơ động (03/04/2023)
Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 (Luật số 04/2022/QH15) được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 3; gồm 05 chương, 33 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023, thay thế Pháp lệnh Cảnh sát cơ động số 08/2013/UBTVQH13.
 
Kiến nghị nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trồng cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh (22/02/2023)
Mắc ca được xác định là cây chiến lược, chủ lực, nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Việc phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tích cực kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trồng cây Mắc ca, UBND tỉnh đã rất chủ động chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp với các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện các dự án.