Đoàn ĐBQH tỉnh  

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp

Cập nhật ngày 03/11/2024 16:27:36 PM - Lượt xem: 92

Chiều nay (03/11), Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp với sự tham gia của Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố.


Đại biểu Tạ Thị Yên, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh phát biểu chủ trì Hội thảo

Tham gia phát biểu ý kiến, đại biểu Lò Thị Luyến, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, hồ sơ dự thảo Nghị quyết đã được chuẩn bị rất chu đáo, kỹ lưỡng; được gửi lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, Đoàn ĐBQH và HĐND các tỉnh, thành phố.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, đại biểu đề nghị bổ sung quy định ĐBQH, đại biểu HĐND có quyền từ chối tiếp xúc cử tri trong trường hợp nhận thấy không đảm bảo an ninh, an toàn cho cử tri. Đồng thời, đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của Đoàn ĐBQH trong việc theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri cho đầy đủ.

Đối với quy định ĐBQH phải xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp xúc cử tri hàng năm, xác định rõ thời gian, địa bàn, nội dung và hình thức tiếp xúc cử tri đến Đoàn ĐBQH để xây dựng chương trình, kế hoạch chung của Đoàn. Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc tính khả thi, tính phù hợp thực tiễn của quy định này.

“Không nên quy định như dự thảo Nghị quyết bởi thực tế khi Đoàn ĐBQH xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri sẽ căn cứ vào nội dung kỳ họp Quốc hội, kế hoạch công tác của ĐBQH, tình hình thực tế của địa phương, từ đó ĐBQH trong Đoàn thống nhất về nội dung, thời gian, địa điểm, phân công nhiệm vụ cho từng đại biểu. Ngoài ra, Đoàn ĐBQH còn căn cứ vào kế hoạch tiếp xúc cử tri của HĐND các cấp để tránh xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri trùng địa điểm”, đại biểu phân tích.

Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp trong việc tiếp xúc cử tri của ĐBQH, dự thảo Nghị quyết quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cử đại diện lãnh đạo tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH ở địa phương để tiếp thu, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình. Đại biểu Lò Thị Luyến đề nghị giữ nguyên quy định tại Nghị quyết 525 đó là UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cử đại diện tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH ở địa phương để tiếp thu, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình.

Đại biểu Lò Thị Luyến, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu ý kiến tại Hội thảo

“Nếu quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cử đại diện lãnh đạo tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH ở địa phương thì sẽ rất khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện vì số lượng lãnh đạo UBND tỉnh ít, công việc nhiều nên rất khó để bố trí thời gian tham gia tất cả các cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH trên địa bàn. Quy định cử đại diện thì UBND cấp tỉnh có thể cử lãnh đạo hoặc thành viên UBND tỉnh tham dự cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH, như thế sẽ phù hợp, khả thi hơn”, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh nêu ý kiến.

Về trách nhiệm của ĐBQH, đại biểu HĐND trong việc giải trình, tiếp thu ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền. Đại biểu cho rằng, quy định này chưa được chuẩn xác vì ĐBQH và đại biểu HĐND là người đại diện cho cử tri, có trách nhiệm tiếp xúc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri, chuyển ý kiến của cử tri đến các cơ quan chức năng giải quyết và theo dõi, giám sát các cơ quan chức năng giải quyết những ý kiến đó của cử tri.

 Nếu cử tri kiến nghị giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước chứ không thuộc thẩm quyền của cơ quan dân cử hoặc thẩm quyền của đại biểu. “Đại biểu chỉ có thể trao đổi thông tin với cử tri nếu nội dung đó trong khả năng mà đại biểu cũng nắm được các quy định hiện hành. Chứ đại biểu không có trách nhiệm phải giải trình”, đại biểu Lò Thị Luyến khẳng định

Dự thảo Nghị quyết quy định ĐBQH, đại biểu HĐND cấp tỉnh có thể cùng tiếp xúc cử tri; đại biểu HĐND các cấp có thể cùng tiếp xúc cử tri nhưng không quá hai cấp. Phó trưởng Đoàn ĐBQH đề nghị nên quy định theo hướng tuỳ vào tình hình thực tế ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp có thể cùng tiếp xúc cử tri để thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện, cho việc đi lại và bố trí thời gian tham dự của cử tri. Thực tế, Điện Biên đã tổ chức tiếp xúc cử tri của ĐBQH cùng với đại biểu HĐND cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã mà không có khó khăn, vướng mắc, bất cập gì./.

Tin, ảnh: Mai Hồng

 

 


Tin liên quan
Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư chiến lược
ĐBQH tỉnh tham gia ý kiến vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế
ĐBQH tỉnh tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)
ĐBQH tỉnh tham gia ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Giao Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên
Đề nghị cho phép tổ chức tôn giáo được thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa
Khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
Đề nghị cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
Đề xuất Bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ em dưới 6 tuổi