biểu Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu
trong phiên thảo luận tổ chiều ngày 10/11
Đầu phiên họp buổi chiều, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024. Kết quả biểu quyết có 444 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 89,88%). Như vậy, với đa số đại biểu biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024.
Tiếp theo chương trình kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phát biểu tham gia thảo luận một số nọi dung, cụ thể:
Về sự cần thiết, đại biểu bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi), xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực như các Nghị quyết của Đảng đã đề ra.
Về tổ chức bộ máy chính quyền Thủ đô: Đại biểu nhất trí với đề xuất về mô hình chính quyền các cấp của Thủ đô Hà Nội theo hướng giữ nguyên và ổn định như nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng thời, đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế, coi đây là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù.
Đại biểu đề nghị phải đặt trọng tâm vào việc tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hợp lý với yêu cầu của Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị. Nên quy định theo hướng giao cho HĐND thành phố chủ động quyết định biên chế cán bộ, công chức, viên chức căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của chính quyền thành phố. Quy định như vậy sẽ giúp thành phố có thể chủ động hơn về nguồn biên chế, có thể tăng hoặc giảm biên chế trong từng thời kỳ, tùy vào tình hình cụ thể và nhu cầu thực tiễn của địa phương.
Đại biểu bày tỏ nhất trí với quy định tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách lên 25%, theo đó tăng số lượng đại biểu HĐND từ 95 lên 125 đại biểu với lý do Thủ đô Hà Nội có quy mô dân số đông thứ 2 cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Chính phủ số, xã hội số, công dân số thì các hình thức, phương pháp, công cụ đại diện cũng nên cân nhắc theo hướng số hóa và tính đại diện, quyền lợi của cử tri và Nhân dân Thủ đô để bộ máy được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn.
Đối với việc phân quyền đối với HĐND thành phố Hà Nội, nếu quy định như trong dự thảo Luật đại biểu phân vân vì đây là thẩm quyền của Chính phủ theo Luật Tổ chức Chính phủ. Bên cạnh đó, đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị lý giải thật thuyết phục lý do vì sao đề nghị tăng biên chế để phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số đến năm 2025 mà Chính phủ đã yêu cầu.
Về thu hút, chế độ đãi ngộ và chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đại biểu bày tỏ nhất trí với chính sách hỗ trợ từ ngân sách thành phố đầu tư cho việc phát triển cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia có đa cấp học; đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên của Thủ đô... phục vụ cho định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tư nước ngoài.
Về chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. Đại biểu đề nghị Luật cần quy định phù hợp, chặt chẽ hơn, đảm bảo bám sát lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024 mà Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) vừa mới thảo luận./.
Tin, ảnh: Thu Hà