Tin tức & sự kiện  

Đoàn đại biểu Quốc hội Điện Biên thảo luận Tổ Dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự

Cập nhật ngày 01/11/2022 23:54:31 PM - Lượt xem: 256

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 4, chiều ngày 01/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.


Tham gia vào dự án Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Lò Thị Luyến, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cũng như các đại biểu trong Tổ thảo luận bày tỏ nhất trí với nhiều nội dung trong dự thảo Luật và cho rằng việc ban hành Luật là rất cần thiết; đây là Luật mới nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và hoàn thiện hành lang pháp lý, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp để bảo đảm nguyên tắc về quyền con người và quyền công dân vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho việc chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh, an toàn cho đất nước khi có tình huống bất ngờ xảy ra, đồng thời quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động phòng thủ dân sự.

Tham gia vào dự án Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Lò Thị Luyến, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cũng như các đại biểu trong Tổ thảo luận bày tỏ nhất trí với nhiều nội dung trong dự thảo Luật và cho rằng việc ban hành Luật là rất cần thiết; đây là Luật mới nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và hoàn thiện hành lang pháp lý, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp để bảo đảm nguyên tắc về quyền con người và quyền công dân vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho việc chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh, an toàn cho đất nước khi có tình huống bất ngờ xảy ra, đồng thời quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động phòng thủ dân sự.

Tổ thảo luận số 17 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV gồm các đoàn: Điện Biên, Vĩnh Long, Bình Định, Bến Tre.

Tham gia vào nội dung cụ thể trong dự thảo dự án Luật: Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện một số nội dung cụ thể trong dự thảo Luật như: Về giải thích từ ngữ “thiên nhiên”, “thiên tai”; vai trò và trách nhiệm của cấp ủy; việc xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của các ngành, địa phương; việc quy định về bảo hiểm rủi ro...Đặc biệt, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần quan tâm nghiên cứu nội dung quy định tại khoản 5, Điều 23 “Trong trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra thảm họa, sự cố đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ để ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố.” “Tôi thấy quy định như thế này chưa yên tâm, mặc dù là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định ở Điều 42 có 04 nội dung quy định ứng phó với tình trạng khẩn cấp trong đó có trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đề nghị cần phải xem lại quy định này; dự thảo giao thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp quá rộng lớn...”

Về bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố tại Điều 47 của dự thảo Luật quy định: Chính sách hỗ trợ bảo hiểm được thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, thông qua việc hỗ trợ phí bảo hiểm cho một số tổ chức, cá nhân tại khu vực thường xuyên xảy ra thảm họa, sự cố nhằm thực hiện chính sách an sinh, xã hội theo quy định của Chính phủ. Kinh phí hỗ trợ phí bảo hiểm được bảo đảm từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và từ Quỹ phòng thủ dân sự. Theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, hiện nay chúng ta mới chỉ sử dụng ngân sách để tham gia bảo hiểm phương tiện, tức là bảo hiểm dân sự, còn trong trường hợp này là bảo hiểm rủi ro, như vậy sẽ phải bố trí ngân sách rất lớn, khó bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời đại biểu cũng đề nghị Bộ Quốc phòng cần có thuyết minh, đánh giá tác động chính về chính sách này khi áp dụng trong thực tiễn.

 

Đại biểu Quốc hội Quàng Thị Nguyệt phát biểu tại Phiên thảo luận tổ chiều ngày 01/01 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Tham gia ý kiến vào Luật hợp tác xã (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội trong tổ thảo luận đều cho rằng việc sửa đổi Luật Hợp tác xã là cần thiết, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho sự phát triển của các tổ chức kinh tế hợp tác; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, xây dựng hệ sinh thái các tổ chức hợp tác kinh tế vững mạnh, giúp nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của các thành viên. Ngoài ra, các đại biểu đã góp ý vào các nội dung như: Tên gọi dự thảo luật; về mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; thể chế hoá 08 chính sách tại Nghị quyết số 20-NQ/TW; bổ sung Tổ hợp tác và Liên đoàn HTX; ...

Phát biểu tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật này, đại biểu Quàng Thị Nguyệt đề xuất đổi tên Luật thành: “Luật các tổ chức kinh tế hợp tác” cho phù hợp với xu thế, tình hình phát triển trong nước và quốc tế; đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ đất đai cho các tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn./.

Đỗ Dung

 

 


Tin liên quan
Cần có giải pháp hỗ trợ Hợp tác xã ở các bản có điều kiện khó khăn
Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo
Chậm giải ngân vốn chi đầu tư phát triển là điểm nghẽn mới trong tăng trưởng
Hội nghị lấy ý kiến đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Quần thể đô thị, dịch vụ, cáp treo Điện Biên Phủ
Tuổi trẻ Điện Biên sáng tạo, khởi nghiệp tham gia xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển
Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước bằng việc đấu giá biển số xe ô tô
Hội thảo quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ban Pháp chế HĐND tỉnh khảo sát việc chia tách, thành lập phố, bản trên địa bàn phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ
Đề nghị Bảo hiểm y tế chi trả cho sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt điều trị cho trẻ dưới 6 tuổi bị mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính
Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên tham gia ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giải ngân vốn đầu tư công