Ảnh: Tổ Công tác làm việc với Sở NN và PTNT
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu phấn đấu 02 huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 76 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã dưới 10 tiêu chí; số tiêu chí bình quân đạt 15,46 tiêu chí/xã đến nay, toàn tỉnh chưa có huyện nào đạt chuẩn nông thôn mới theo các mức độ, chưa có đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, chưa có xã nông thôn mới kiểu mẫu, bình quân tiêu chí đạt 13,07 tiêu chí/xã, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 26 triệu đồng/người/năm. Việc giải ngân các nguồn vốn, cụ thể: tính đến 31/3/2023 đã thực hiện giải ngân 119,5 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (đạt 63,74%), đến 31/12/2022 đã thực hiện giải ngân 10,37 tỷ đồng vốn sự nghiệp (đạt 18,59%).
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm bình quân hàng năm từ 4% trở lên. Phấn đấu 02 huyện thoát nghèo. Hiện tại tỉnh có 7/10 huyện nghèo, đến cuối năm 2022, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh 41.706 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 30,35% (giảm 4,55% tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2021), tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh 13.241 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo 9,63%, hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 99,09% trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Việc giải ngân các nguồn vốn, cụ thể: tính đến 31/3/2023 đã thực hiện giải ngân 328,48 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (đạt 67,49%), đến 31/12/2022 đã thực hiện giải ngân 40,64 tỷ đồng vốn sự nghiệp (đạt 10,29%).
Ảnh: Tổ Công tác làm việc với Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh Điện Biên nguồn vốn để hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM, đặc biệt là xây dựng NTM cấp thôn bản giai đoạn 2021 – 2015. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Trung ương có cơ chế cho phép các địa phương điều chỉnh nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các dự án, tiểu dự án trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững phù hợp với nhu cầu địa phương. Điều chỉnh một số tiêu chí tài sản quy định tại Thông tư số 02/2022/TT- BLĐTBXH, nhằm phù hợp với tính chất vùng miền, tạo thuận lợi trong công tác rà soát hộ nghèo; hướng dẫn quy định rõ nhóm đối tượng “người lao động có thu nhập thấp”, nhóm địa bàn “vùng nghèo, vùng khó khăn”...
Với chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan thường trực của hai chương trình cũng đã tích cực trong trong tác tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của địa phương theo Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ; tăng cường theo dõi, kiểm tra giám sát và hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.
Tại các buổi làm việc, thành viên Tổ công tác đã đề nghị làm rõ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện các chương trình MTQG như: Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình của các bộ, ngành Trung ương, văn bản của tỉnh; công tác quản lý dự án quy mô nhỏ; việc huy động, lồng ghép vốn, đối ứng vốn; về cơ chế quản lý điều hành, phân cấp quản lý; nguyên nhân giao vốn và giải ngân vốn chậm, đặc biệt là vốn sự nghiệp; việc hỗ trợ liên kết sản xuất; việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã; khả năng thực hiện các mục tiêu của giai đoạn 2021- 2023.
Phát biểu kết luận, đồng chí Vũ Xuân Hùng ghi nhận, tiếp thu các ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng thời đề nghị 2 Sở bổ sung báo cáo theo yêu cầu của Tổ Công tác.
Tin, ảnh: Trung Hiếu