Ban Dân tộc  

Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có uy tín

Cập nhật ngày 12/11/2021 08:53:23 AM - Lượt xem: 256

HĐND - Sáng ngày 09/11, tại phòng họp 4B, Trụ sở Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính về "Việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên". Đồng chí Mùa Thanh Sơn - Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc


Theo Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh: trong giai đoạn 2018-2021, đã bình chọn, xét công nhận 5.613 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (năm 2018: 1.576 người, năm 2019: 1.557 người, năm 2020: 1.239 người, năm 2021: 1.241 người); cấp 479.991 tờ Báo Dân tộc và Phát triển với kinh phí 2.107,1 triệu đồng, 601.446 tờ Báo Điện Biên Phủ với kinh phí 2.872,8 triệu đồng; thăm hỏi 5.474 lượt người có uy tín nhân dịp Tết nguyên đán với 2.672,9 triệu đồng; động viên, thăm hỏi 295 người khi nằm viện, với 202,2 triệu đồng; hỗ trợ 162 gia đình người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai, với kinh phí 79,1 triệu đồng; thăm viếng 59 trường hợp qua đời, với 29,5 triệu đồng; một số huyện (Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên Đông, Tủa Chùa) sử dụng  ngân sách huyện khen thưởng cho 141 người có uy tín có nhiều thành tích tiêu biểu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tổng kinh phí thực hiện chính sách đối với người có uy tín từ năm 2018 đến tháng 6/ 2021 là 11.354,4 triệu đồng; trong đó, Ban Dân tộc: 6.037,4 triệu đồng; UBND các huyện, thị xã thành phố: 5.317 triệu đồng, cụ thể: Năm 2018: 2.895,4 triệu đồng; Năm 2019: 2.961 triệu đồng; Năm 2020: 3.173  triệu đồng; 6 tháng đầu năm 2021: 803,4 triệu đồng. Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho những người có uy tín tham gia đóng góp vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Phát huy vai trò tích cực của người có uy tín trong thực hiện các chính sách dân tộc, trong việc vận động tuyên truyền đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; vận động đồng bào phát huy, bảo tồn  những phong tục, tập quán tiến bộ, gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, là “cánh tay nối dài” của lực lượng công an nhân dân trong việc bảo đảm an ninh -  quốc phòng và giữ gìn khối đoàn kết toàn dân tộc....

Thành viên Đoàn giám sát cơ bản nhất trí với những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số những năm qua. Tuy nhiên, thực tế giám sát tại cơ sở, Đoàn nhận thấy: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách của một số cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở chưa được thường xuyên, chưa chủ động trong triển khai chính sách, hàng năm chưa tổ chức được các đoàn đi thăm quan, trao đổi kinh nghiệm, các hội nghị gặp gỡ, trao đổi với người có uy tín tại xã, huyện để lắng nghe những tâm tư nguyện vọng và những khó khăn, vướng mắc để khắc phục kịp thời; việc cấp, phát Báo, cung cấp thông tin tới người có uy tín chưa thường xuyên, thiếu kịp thời; trình độ nhận thức của một bộ phận người có uy tín còn thấp, nhất là các bản vùng sâu, vùng xa; công tác tuyên truyền, vận động đồng bào chủ yếu là theo kinh nghiệm; việc nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước còn nhiều hạn chế...

Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Mùa Thanh Sơn đề nghị Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín; xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người có uy tín, tổ chức Đoàn thăm quan học tập kinh nghiệm; thường xuyên nắm bắt thông tin từ cơ sở để kịp thời thăm hỏi, động viên khi người có uy tín ốm đau, nằm viện, gia đình gặp khó khăn... để người có uy tín thực sự phát huy vai trò, uy tín của mình trong mọi hoạt động của đời sống đối với cộng đồng, dòng họ./.

Nguyễn Dung

 

 


Tin liên quan
Huyện Nậm Pồ đề nghị ban hành quy chế, hướng dẫn các địa phương quản lý, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm gắn liền với quyền hạn của Người có uy tín
Nhiều đối tượng khó khăn đang sinh sống tại các thôn, bản, tổ dân phố vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã khu vực I, khu vực II trên địa bàn tỉnh cần được hỗ trợ
Ban Dân tộc HĐND tỉnh nhất trí nội dung 02 Dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp thứ tư HĐND tỉnh khóa XV
Ban Dân tộc HĐND tỉnh nhất trí với mục tiêu, định hướng, dự kiến danh mục và phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
Ban Dân tộc HĐND tỉnh nhất trí trình HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công theo thẩm quyền
Cần rà soát kỹ các tiêu chuẩn, đối tượng được đề nghị xét tặng Huy hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Điện Biên"
Ban Dân tộc HĐND tỉnh họp thẩm tra các Báo cáo, Dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khóa XIV
Ban Dân tộc - HĐND tỉnh giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XIV
Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát chuyên đề năm 2018
Ban Dân tộc - HĐND tỉnh giám sát kết quả thực hiện Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020"