Nghiên cứu - Trao đổi  

Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên với cuộc vận động: HỌC SINH NÓI KHÔNG VỚI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI KHI ĐẾN TRƯỜNG

Cập nhật ngày 20/12/2024 14:59:44 PM - Lượt xem: 154

“Hiện nay việc sử dụng điện thoại của học sinh tại các trường học đang là vấn đề gây tranh luận trên nhiều diễn đàn. Việc học sinh sử dụng điện thoại thực tế cho thấy còn chưa nghiêm túc, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào sự nghiêm khắc của giáo viên đứng lớp, việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi (nhất là khối THPT) đã khiến các em hầu hết không tham gia các hoạt động tập thể bổ ích vô hình chung các em tự biến mình thành “nô lệ của mạng xã hội” gây ra nhiều hệ luỵ trong tương lai...” đó là một trong những nội dung kiến nghị của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền được đề cập tại kỳ họp thứ Mười bảy, HĐND tỉnh khoá XV vừa qua được dư luận và đại biểu HĐND tỉnh quan tâm.


Đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại Kỳ họp thứ Mười bảy, HĐND tỉnh khoá XV. Ảnh: Nguyễn Dịu

Hình thành thói quen “Học sinh nói không với sử dụng điện thoại khi đến trường”

Hiện nay, việc học sinh sử dụng mạng xã hội và các thiết bị thông minh, phổ biến là điện thoại có kết nối Internet trong nhà trường đang bộc lộ nhiều bất cập trong công tác quản lý, giáo dục ý thức, trách nhiệm và thái độ của người sử dụng. Những vấn đề này đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường giáo dục, kết quả học tập, cũng như sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách của học sinh được dư luận cử tri và nhân dân trong tỉnh quan tâm, bày tỏ sự lo ngại về thực trạng nêu trên và đã được Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp trình tại kỳ họp thứ Mười bảy, HĐND tỉnh khoá XV vừa qua và cũng nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu HĐND tỉnh khi thảo luận, nêu ra thực trạng và đề nghị cần có giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới của vấn đề trên trong phiên họp thảo luận tổ.

Báo cáo giải trình về nội dung trên tại kỳ họp Mười bảy, HĐND tỉnh khoá XV, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh - Phạm Đức Toàn cho biết: Theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thì học sinh chỉ không được phép “sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định này, đồng thời tích cực quán triệt, tuyên truyền, xây dựng nội quy quy định về sử dụng điện thoại di động trong khuân viên nhà trường, khu vực nội trú, bán trú; thống nhất với cha mẹ học sinh để có sự đồng thuận cao trong vấn đề quản lý sử dụng điện thoại. Tháng 12/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với công đoàn nghành giáo dục và Hội phụ huynh học sinh để xây dựng và triển khai cuộc vận động “Học sinh nói không với sử dụng điện thoại khi đến trường” nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh về ý thức, trách nhiệm sử dụng điện thoại trong nhà trường; tạo cơ hội, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khoá bổ ích... đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của các vị đại biểu HĐND tỉnh đối với sự vào cuộc kịp thời, lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh và tính chủ động của ngành giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện đảm bảo sự thống nhất trong quản lý sử dụng các thiết bị thông minh là điện thoại trong trường học, nhằm tạo dựng một môi trường giáo dục phát triển, an toàn và lành mạnh, đồng thời giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của Internet và điện thoại đến kết quả học tập, sự phát triển tâm lý, thể chất và nhân cách của học sinh từ đó hình thành thói quen “Học sinh nói không với sử dụng điện thoại khi đến trường”. 

Ảnh minh họa: LH

Đa dạng nhiều giải pháp để triển khai thực hiện

Với mục đích phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục trong việc quản lý, sử dụng điện thoại khi đang thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đồng thời giáo dục, nâng cao nhận thức, hành động của học sinh về sử dụng điện thoại hiệu quả nhất là chú trọng trang bị kiến thức để học sinh hiểu, làm chủ được bản thân trong việc sử dụng điện thoại đúng mục đích, phát huy tối đa lợi ích, tác dụng tích cực của Internet, điện thoại trong cuộc sống cũng như phục vụ cho nhu cầu học tập và giúp học sinh nhận diện thông tin xấu độc, những tác hại của việc sử dụng điện thoại khi truy cập internet, mạng xã hội; rèn kỹ năng tự bảo vệ và phòng tránh tác hại của nó cũng như tăng cường các giải pháp quản lý hiệu quả việc sử dụng điện thoại trong trường học qua đó giúp học sinh nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ, thói quen học tập, làm việc tập trung để tiếp thu bài học hiệu quả; tăng sự tương tác, giao lưu trực tiếp; giảm tình trạng nghiện trò chơi điện tử, mạng xã hội; hỗ trợ phát triển về tâm lý, nhân cách, thể chất và kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là nâng cao chất lượng từng tiết học, buổi học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn toàn tỉnh cũng như phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để đạt được sự thống nhất cao trong vấn đề quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh, ngày 06/12/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục tỉnh ban hành Kế hoạch số 3416/KHLT-SGDĐT-CĐN triển khai thực hiện cuộc vận động “Học sinh nói không với sử dụng điện thoại khi đến trường” với mục tiêu triển khai cuộc vận động phải được tổ chức, triển khai quyết liệt từ tại các cơ sở giáo dục, từ cán bộ quản lý tới mỗi thầy, cô giáo; các em học sinh và gia đình một cách thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

Cuộc vận động được ngành xác định với 04 nhóm chỉ tiêu cụ thể như: 100% các phòng GDĐT, các Trung tâm GDTX-GDNN, các đơn vị trực thuộc tổ chức phát động, triển khai thực hiện cuộc vận động tại địa phương, đơn vị; 100% các cơ sở giáo dục phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường ký cam kết phối hợp thực hiện cuộc vận động tại đơn vị; 100% Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) ký cam kết phối hợp để thực hiện cuộc vận động tại lớp. Phấn đấu vận động 100% phụ huynh, học sinh cam kết thực hiện cuộc vận động với GVCN và kế hoạch cũng đã đề ra 05 nhóm giải pháp để thực hiện cuộc vận động đó là: Đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền giáo dục về cuộc vận động; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý; Đa dạng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động tập thể, xây dựng môi trường giáo dục tích cực cho học sinh; Đa dạng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động tập thể, xây dựng môi trường giáo dục tích cực cho học sinh; phát hiện, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong triển khai cuộc vận động; kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết cuộc vận động.

Theo Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh nhìn nhận, việc ngành giáo dục và đào tạo đã tiếp thu nghiêm túc ý kiến phản ánh của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và ý kiến phát biểu của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp HĐND tỉnh vừa qua để kịp thời ban hành kế hoạch phát động cuộc vận động “Học sinh nói không với sử dụng điện thoại khi đến trường” với các mục tiêu, nhiệm vụ và nhóm các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện trong thực tiễn thể hiện tinh thần cầu thị, tính chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện và phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh sẽ phát huy và đem lại hiệu quả thiết thực và tin tưởng rằng với sự vào cuộc kịp thời của ngành và của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh, cuộc vận động được triển khai thực hiện sẽ thành công và đạt được các mục đích đã đề ra./.

Nguyễn Quang Lâm

Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh

 


Tin liên quan
Một số ghi nhận qua thẩm tra tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân trên địa bàn tỉnh
Tỉnh Điện Biên: giảm 07 cơ quan chuyên môn, 31 đơn vị sự nghiệp công lập
Thẩm tra tình hình thực hiện lĩnh vực văn hoá - xã hội năm 2024: Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra
Giảm 05 Bộ, 04 cơ quan thuộc Chính phủ
Quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin: Dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị: Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động: TĂNG CƯỜNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG
Giấy phép lái xe có 12 điểm
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu rà soát nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh Điện Biên
Quy định kinh phí hỗ trợ thực hiện việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một: NỖ LỰC TRONG BAN HÀNH CHÍNH SÁCH