Hoạt động trao đổi khai thác thông tin của công chức trong giờ làm việc
Do đó, cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để Nhân dân hiểu, đồng thuận và thực hiện; đồng thời để tiếp cận được những thông tin chính thống, bổ ích, vai trò và trách nhiệm của của cán bộ, công chức và người lao động cần được nâng cao, mỗi cá nhân cần được trang bị đầy đủ hành trang về kiến thức, nhận thực một cách hiệu quả về sự đa dạng của nguồn thông tin, nhất là trong thời kỳ cách mạng 4.0, thời kỳ đa dạng và nhiễu loạn về nguồn thông tin...
Tuy nhiên trên thực tế, những thông tin độc hại xuất hiện ngày càng nhiều trong khi lượng thông tin tích cực, bổ ích lại không được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay có thể dẫn dắt người đọc theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, để các nền tảng mạng xã hội phát huy được lợi ích trong việc truyền tải những thông tin hữu ích, giá trị thì cần có những đánh giá, nhận thức, xử lý thông tin từ chính những người dùng các nền tảng mạng xã hội. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã phát biểu: “... Nếu mỗi người dùng smartphone mỗi ngày gửi cho nhau một tin tốt, chia sẻ với nhau vài ý hay, gửi đi thông điệp tốt đẹp của cuộc sống, chắc chắn môi trường trên internet sẽ tích cực, trong lành hơn nhiều”. Vì vậy, để làm cho mạng xã hội sạch hơn, văn hóa, văn minh hơn thì cùng với sự quản lý của Nhà nước của các cấp, các ngành, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, cá nhân người sử dụng là rất quan trọng.
Để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng 4.0, cán bộ, công chức ở các cấp trong bộ máy Nhà nước, hệ thống chính trị không chỉ nắm vững lý luận chính chính trị, chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải có tư duy sáng tạo, vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách hiệu quả, tiếp nhận và vận dụng thành quả khoa học công nghệ của nhân loại vào phát triển đất nước. Đồng thời, cán bộ, công chức không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nhanh nhạy, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin. Do vậy, để có kỹ năng khai thác thông tin, sử dụng hiệu quả nguồn thông tin và kịp thời xử lý thông tin tiêu cực, độc hại thì các cơ quan, tổ chức quản lý sử dụng CBCCNLĐ, các cá nhân cần cần có định hướng và phổ biến các quy định pháp luật của địa phương, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, của tổ chức tới CBCCNLD trong mỗi cơ quan tổ chức.
Các cấp Uỷ đảng, lãnh đạo cơ quan, tổ chức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực hiện văn hóa công sở đến cán bộ, công chức, người lao động gắn với thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 25/7/2018 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Quy định số 85-QĐ/TW ngày 07/7/2022 về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên internet, mạng xã hội; Quyết định số 874/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ quản lý nhà nước phù hợp với vị trí việc làm, có kiến thức chuẩn về tin học, ngoại ngữ, có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ mới, biết áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước ở địa phương, thay đổi tư duy từ quản lý sang tư duy hỗ trợ, phục vụ, kiến tạo, sáng tạo, đồng hành thúc đẩy sự phát triển, tập trung xây dựng chính quyền tương tác, đối tác, liêm chính, kiến tạo, vì nhân dân phục vụ.
Cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan phải có nhận thức đúng đắn và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng internet, mạng xã hội, làm gương để người dân noi theo; chấp hành nghiêm Luật An ninh mạng và Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Khi tham gia mạng xã hội, mỗi cán bộ, công chức và người lao động Văn phòng phải là nhân tố tích cực, với suy nghĩ chín chắn; mọi ý kiến tham gia đều dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội; thẳng thắn phản biện, đấu tranh với ý kiến phiến diện, sai trái, chống phá Nhà nước.
Tích cực chia sẻ (share) và đăng tin, bài, hình ảnh tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gương người tốt, việc tốt tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình; tiếp cận, lựa chọn và chia sẻ nguồn thông tin từ báo chí chính thống nhằm lan tỏa thành dòng thông tin chủ lưu, tích cực trên không gian mạng. Không chia sẻ (share), không bình luận (comment) theo hướng tán đồng, cổ súy cho những thông tin sai trái, thù địch, tiêu cực; không đăng phát thông tin tiêu cực, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội hay bày tỏ quan điểm trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đề cao cảnh giác, xác minh tính chính xác của thông tin, hình ảnh, video trên không gian mạng thông qua báo chí chính thống hoặc các cơ quan trong hệ thống chính trị trước khi đăng tải, tương tác.
Không được cung cấp, để lộ, làm mất thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; không tàng trữ tài liệu chống phá Nhà nước, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những thông tin, quan điểm trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, sự tiếp cận, lựa chọn, thu thập, đánh giá, xử lý và chia sẻ nguồn thông tin. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. Xuất phát từ thực tế trên và để đáp ứng, hội nhập với cuộc cách mạng 4.0, cán bộ, công chức và người lao động; thiết nghĩ, mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ một vai trò quan trọng trong việc tiếp cận, đánh giá, xử lý và chia sẻ nguồn thông tin trên tất cả lĩnh vực, lựa chọn tiếp nhận những thông tin có giá trị để phục vụ công tác nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan từ đó vận dụng hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi tập thể cá nhân tại địa phương./.
Bài, ảnh: Nghiêm Hoa