Nghiên cứu - Trao đổi  

7 nhóm chính sách lớn trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Cập nhật ngày 04/01/2023 10:04:19 AM - Lượt xem: 256

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022, quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2024.


Bố cục của Luật

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) gồm có 04 điều và được bố cục như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung 102 điều của Luật SHTT (trong đó sửa đổi, bổ sung 88 điều hiện hành, bổ sung 14 điều mới) và bãi bỏ 02 điều. Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật khác có liên quan, cụ thể: sửa đổi Luật Hải quan năm 2014 (tên Mục 8 Chương III, khoản 2 Điều 73); Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 (Điều 41, Điều 43); Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (khoản 4 Điều 105); Luật Giá năm 2012 (Điều 19, Điều 22). Điều 3. Hiệu lực thi hành. Điều 4. Quy định chuyển tiếp.

7 nhóm chính sách lớn trong Luật

Chính sách 1: Bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Chính sách 1 được thể hiện trong nội dung sửa đổi, bổ sung các điều luật sau: sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4 (Giải thích từ ngữ); bổ sung Điều 12a (Tác giả, đồng tác giả); sửa đổi, bổ sung Điều 19 (Quyền nhân thân); sửa đổi, bổ sung Điều 20 (Quyền tài sản); sửa đổi, bổ sung Điều 21 (Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu); sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 22 (Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu); sửa đổi, bổ sung Điều 29 (Quyền của người biểu diễn); sửa đổi, bổ sung Điều 30 (Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình); sửa đổi, bổ sung Điều 31 (Quyền của tổ chức phát sóng); chỉnh lý kỹ thuật Điều 36 (Chủ sở hữu quyền tác giả); sửa đổi, bổ sung Điều 41 (Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền); sửa đổi, bổ sung Điều 42 (bao gồm cả sửa đổi tên Điều 42 thành “Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan là Nhà nước”); sửa đổi, bổ sung Điều 43 (bao gồm cả sửa đổi tên Điều 43 thành “Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về công chúng”); sửa đổi, bổ sung Điều 44 (Chủ sở hữu quyền liên quan); bổ sung Điều 44a (Nguyên tắc xác định và phân chia tiền bản quyền); sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 47 (Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan);

Chính sách 2: Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN)

Chính sách này được thể hiện trong các nội dung: bổ sung Điều 86a (Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN); bổ sung Điều 133a (Quyền của Nhà nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN); sửa đổi, bổ sung Điều 135 (Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí); bổ sung Điều 136a (Nghĩa vụ của tổ chức chủ trì đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN); bổ sung khoản 6 Điều 139 (Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp); sửa đổi, bổ sung Điều 164 (Đăng ký quyền đối với giống cây trồng); sửa đổi, bổ sung Điều 191 (Nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng); bổ sung Điều 191a (Nghĩa vụ của tổ chức chủ trì đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN); bổ sung Điều 191b (Quyền của nhà nước đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN); sửa đổi, bổ sung Điều 194 (Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng);

Chính sách 3: Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN)

Thực hiện chính sách 3, Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 49 (Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan); sửa đổi, bổ sung Điều 50 (Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan); sửa đổi, bổ sung Điều 52 (Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan); sửa đổi, bổ sung Điều 55 (Cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan); sửa đổi, bổ sung Điều 103 (Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp); sửa đổi, bổ sung Điều 112 (Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ); bổ sung Điều 112a (Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp); bổ sung Điều 119a (Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến các thủ tục về SHCN);

Chính sách 4: Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền SHTT

Cụ thể: sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4 (Giải thích từ ngữ); sửa đổi, bổ sung Điều 7 (Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ); sửa đổi, bổ sung Điều 8 (Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ); sửa đổi, bổ sung Điều 25 (bao gồm cả sửa đổi tên Điều 25 thành “Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả”); bổ sung Điều 25a (Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật); sửa đổi, bổ sung Điều 26 (bao gồm cả sửa đổi tên Điều 26 thành “Giới hạn quyền tác giả”); sửa đổi, bổ sung Điều 32 (bao gồm cả sửa đổi tên Điều 32 thành “Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan”); sửa đổi, bổ sung Điều 33 (bao gồm cả sửa đổi tên Điều 33 thành “Giới hạn quyền liên quan”); sửa đổi, bổ sung Điều 60 (Tính mới của sáng chế); sửa đổi, bổ sung Điều 73 (Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu); sửa đổi, bổ sung Điều 74 (Khả năng phân biệt của nhãn hiệu); sửa đổi, bổ sung Điều 75 (Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng); sửa đổi, bổ sung Điều 79 (Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ); sửa đổi, bổ sung Điều 88 (Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý); bổ sung Điều 89a (Kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký ở nước ngoài); sửa đổi, bổ sung Điều 92 (Văn bằng bảo hộ); sửa đổi, bổ sung Điều 95 (Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ); sửa đổi, bổ sung Điều 96 (Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ); sửa đổi, bổ sung Điều 97 (Sửa đổi văn bằng bảo hộ); sửa đổi, bổ sung Điều 100 (Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp);  sửa đổi, bổ sung Điều 106 (Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý); sửa đổi, bổ sung Điều 109 (Thẩm định hình thức đơn đăng ký SHCN); sửa đổi, bổ sung Điều 110 và đổi tên điều thành “Công khai đơn đăng ký nhãn hiệu, công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp”; sửa đổi, bổ sung Điều 114 (Thẩm định nội dung đơn đăng ký SHCN); sửa đổi, bổ sung Điều 117 (Từ chối cấp văn bằng bảo hộ); sửa đổi, bổ sung Điều 118 (Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ); sửa đổi, bổ sung Điều 123 (Quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN); sửa đổi, bổ sung Điều 157 (Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng); sửa đổi, bổ sung Điều 163 (Tên của giống cây trồng).

Chính sách 5: Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về SHTT

Thực hiện chính sách này, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 56 (Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan); sửa đổi, bổ sung Điều 153 (Trách nhiệm của đại diện SHCN); sửa đổi, bổ sung Điều 154 (Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện SHCN); sửa đổi, bổ sung Điều 155 (Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện SHCN); sửa đổi, bổ sung Điều 156 (Ghi nhận, xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện SHCN, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện SHCN); sửa đổi, bổ sung Điều 165 (Đại diện quyền đối với giống cây trồng); sửa đổi, bổ sung Điều 201 (Giám định về SHTT).

Chính sách 6: Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền SHTT

Cụ thể: sửa đổi, bổ sung Điều 28 (Hành vi xâm phạm quyền tác giả); sửa đổi, bổ sung Điều 35 (Hành vi xâm phạm quyền liên quan); sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 198 (Quyền tự bảo vệ); sửa đổi, bổ sung Điều 212 (Hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý hình sự); sửa đổi, bổ sung Điều 213 (Hàng hóa giả mạo về SHTT); sửa đổi, bổ sung Điều 214 (Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả); bãi bỏ Điều 215 (Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính) do các biện pháp này đã được quy định trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Chính sách 7: Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ SHTT trong quá trình hội nhập

Nội dung chính sách thể hiện trong sửa đổi, bổ sung Điều 4 (Giải thích từ ngữ); sửa đổi, bổ sung Điều 72 (Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ); sửa đổi, bổ sung Điều 73 (Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu); sửa đổi, bổ sung Điều 105 (Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu); sửa đổi, bổ sung Điều 93 (Hiệu lực văn bằng bảo hộ); sửa đổi, bổ sung Điều 95 (Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ); sửa đổi, bổ sung Điều 110 (Công khai đơn đăng ký nhãn hiệu, công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp); sửa đổi, bổ sung Điều 121 (Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp); sửa đổi, bổ sung Điều 124 (Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp); sửa đổi, bổ sung Điều 128 (Nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu thử nghiệm); bổ sung Điều 131a (Đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm); sửa đổi, bổ sung Điều 145 (Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế); sửa đổi, bổ sung Điều 146 (Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc); sửa đổi, bổ sung Điều 158 (Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ); sửa đổi, bổ sung Điều 163 (Tên của giống cây trồng); sửa đổi, bổ sung Điều 176 (Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ); bổ sung Điều 198a (Giả định về quyền tác giả, quyền liên quan); bổ sung Điều 198b (Trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian); sửa đổi, bổ sung Điều 216 (Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT); sửa đổi, bổ sung Điều 218 (Thủ tục áp dụng biện phạm tạm dừng làm thủ tục hải quan); để phù hợp với cam kết tại Hiệp định EVFTA; Hiệp định CPTPP; Thỏa ước La Hay; Công ước UPOV, Hiệp định TRIPS,…

Bài: Cát Tường

 

 


Tin liên quan
HỌC TẬP PHONG CÁCH VIẾT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên: Tích cực, trách nhiệm, có nhiều đóng góp vào thành công của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên năm đầu tiên nhiệm kỳ Khóa XV Trách nhiệm, chủ động, tích cực
TỔ CHỨC THÀNH CÔNG 03 KỲ HỌP TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra 11 dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp thứ Tám HĐND tỉnh khóa XV
Một số kết quả từ hoạt động giám sát chuyên đề: “Việc quản lý và sử dụng đất của tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) trên địa bàn tỉnh từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến 31/12/2021”
Một số kết quả nổi bật trong giám sát “Việc xây dựng, triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương cấp huyện quản lý”
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Điện Biên