Hoạt động tại các kỳ họp Quốc hội  

Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Cập nhật ngày 03/06/2022 12:58:23 PM - Lượt xem: 256

Sáng nay (3/6), kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.


Ảnh: Đại biểu Quốc hội Lò Thị Luyến phát biểu tại Phiên thảo luận tại hội trường sáng 3.6

kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV

Tham gia phát biểu ý kiến, đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Về thời gian thực hiện thí điểm, dự thảo Nghị quyết quy định thí điểm trong 05 năm, đại biểu cho rằng chỉ nên thí điểm trong vòng 03 năm là đủ vì trước 01/01/2020 (trước ngày Luật thi hành án hình sự năm 2019 có hiệu lực thi hành) các trại giam cũng đã đưa phạm nhân ra ngoài lao động (đối với trại giam tại Điện Biên được thành lập năm 2008, đến năm 2014 được sự nhất trí của cấp trên, trại giam đã tổ chức cho phạm nhân ra ngoài lao động học nghề tại 4 điểm, đến 2020 tạm dừng). Quá trình tổ chức cho phạm nhân ra ngoài lao động học nghề trước đây đều đảm bảo an toàn, hiệu quả tốt, phạm nhân có cơ hội được học nghề và tham gia lao động đa dạng ngành nghề từ đó tạo điều kiện để phạm nhân tăng khả năng thích ứng khi tái hòa nhập cộng đồng, tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập và cuộc sống ổn định, hạn chế nguy cơ tái phạm tội. 

Theo dự thảo Nghị quyết, số lượng trại giam được áp dụng thí điểm là 1/3 tổng số trại giam thuộc Bộ công an. Vậy, nếu thời gian thí điểm là 05 năm, những trại giam không thuộc diện được thí điểm sẽ mất 05 năm chờ đợi, cơ hội học nghề và lao động của phạm nhân cũng phải chờ đợi từng đó năm. 

Pháp luật hiện hành cho phép trại giam tự mình hoặc hợp tác với tổ chức cá nhân để tổ chức các khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân trong khuôn viên đất được giao quản lý và các khu này phải do trại giam trực tiếp đứng ra tổ chức, thuộc phạm vi quản lý của trại giam. Nhưng với nguồn lực và quỹ đất hạn hẹp, trại giam không thể đầu tư xây dựng các khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân trong khuôn viên của trại. Nếu các tổ chức, cá nhân có đầu tư, hợp tác với trại giam thì chỉ được phép khai thác tài sản đã đầu tư trên đất, quyền quản lý đất đai và lao động thuộc thẩm quyền của trại giam nên rủi ro lại rơi vào chính nhà đầu tư khi chủ trương chính sách có sự thay đổi nên khó thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền và tài sản của mình đầu tư trên đất của trại giam. Đối với các trại giam đóng quân trên địa bàn khu vực kinh tế xã hội khó khăn, kết cấu hạ tầng giao thông kém, đi lại không thuận lợi, xa các trung tâm kinh tế làm tăng chi phí vận chuyển, tăng giá thành sản phẩm, khó cạnh tranh khi tiếp cận thị trường tiêu thụ…. thì việc mời gọi đầu tư lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, từ khi hoạt động tổ chức cho phạm nhân ra ngoài lao động, học nghề tạm dừng thì các phạm nhân trong các trại này chỉ loanh quanh trồng rau, chăn nuôi lợn gà… với quy mô nhỏ, chủ yếu để tự cung cấp cho phạm nhân trong trại. Do đó để không phải chờ đợi lâu, sớm tạo điều kiện và cơ hội cho phạm nhân tại các trại giam trên toàn quốc trong lao động, học nghề thì nên rút ngắn thời gian thực hiện thí điểm, chỉ nên thực hiện trong 03 năm là phù hợp.

Về nhóm phạm nhân thuộc diện không được đưa ra khu lao động hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, đại biểu Lò Thị Luyến nhất trí với các trường hợp quy định tại dự thảo Nghị quyết, tuy nhiên đề nghị Chính phủ quy định quy trình lựa chọn đối với phạm nhân là phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ đang mang thai ra lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam theo hướng mở, tức là nếu họ đủ điều kiện và tự nguyện thì họ vẫn được ra ngoài lao động, học nghề bình thường. Nhưng nếu họ đủ điều kiện và chưa sẵn sàng thì thôi nhằm tạo điều kiện cho họ có sự lựa chọn trên tinh thần tự nguyện. Quy định như vậy thể hiện tính nhân văn, tôn trọng quyền con người, là sự cụ thể hóa tiếp theo trong tổ chức thực hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước quy định trong Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự đối với người bị kết án phạt tù và thi hành án phạt tù là phụ nữ đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Tin, ảnh: Mai Hồng

 


Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên: Đề nghị Chính phủ cho phép dự án xây dựng cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang triển khai thực hiện trước năm 2030
Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến vào các Dự thảo Luật: Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên: Đề nghị quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm số tiền các cơ quan thanh tra được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra
Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến vào Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên: Việc mua sắm công còn nhiều biểu hiện tham nhũng, lãng phí
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thắng: Cần đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền và quyết liệt hơn nữa trong giải quyết, tháo gỡ nhanh những khó khăn về quy trình, thủ tục cho các địa phương
Đại biểu Quốc hội Lò Thị Luyến: Đề nghị Chính phủ sớm giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển của 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025
Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến về việc triển khai dự án đường Hồ Chí Minh
Khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên: Cần bổ sung những khuyến cáo để bên mua bảo hiểm ý thức về rủi ro của sản phẩm bên cạnh những quyền lợi