Hoạt động tại các kỳ họp Quốc hội  

Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV

Cập nhật ngày 13/11/2020 16:34:13 PM - Lượt xem: 256

HĐND - Ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung làm việc.


Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) được xây dựng trên cở sở kế thừa Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) gồm 8 chương, 69 điều, tăng 13 điều so với luật hiện hành, trong đó có 15 điều mới, sửa đổi, bổ sung 47 điều, giữ nguyên 7 điều.

Phát biểu tham gia tại phiên thảo luận đại biểu Mùa A Vảng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật cũng như các điều, khoản của Dự thảo Luật. Góp ý vào Điều 24 về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, đại biểu Mùa A Vảng đề nghị Luật nên quy định cụ thể hơn trách nhiệm của UBND cấp xã về công tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn. Đối với các trường hợp dừng quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Khoản 6 Điều này, đại biểu Mùa A Vảng đề nghị nên quy định dừng quản lý đối với các trường hợp bị áp dụng biện pháp “đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Góp ý về những hành vi bị nghiêm cấm (Điều 4) và chính sách của nhà nước về công tác phòng chống ma tuý (Điều 5). Đại biểu Mùa A Vảng, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định nghiêm cấm vận chuyển ma túy thuê, thuê người khác vận chuyển ma tuý và cần quy định rõ hơn, có các chế tài nghiệm khắc hơn về hành vi này. Quy định mức hình phạt nặng hơn đối với các đối tượng nhận vận chuyển thuê ma tuý vì thực chất đây là hành vi buôn bán ma tuý. Về chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống ma tuý Điều 5, đề nghị bổ sung quy định “Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng chống ma tuý, ưu tiên kinh phí đầu tư phát triển kinh tế xã hội đối với khu vực biên giới, địa bàn hẻo lánh dễ bị các đối tượng lợi dụng để hoạt động ma tuý”. Góp ý Điều 33 về quy định bố trí các khu vực riêng biệt đối với đối tượng người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đại biểu Mùa A Vảng cho rằng quy định như dự thảo Luật là chưa hợp lý thống nhất với luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và đề nghị nên quy định là Người có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, nhóm B thì thuộc đối tượng phải cách ly khu vực riêng biệt./.

Hồ Nam, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh

 

 


Tin liên quan
Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV
Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia
Thi hành các bản án về hành chính chưa được thực hiện nghiêm trong thực tiễn
Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam
Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên: Bỏ sổ hộ khẩu giấy cần có lộ trình thực hiện phù hợp
Khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV
Quốc hội họp phiên bế mạc và biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quôc hội khoá XIV
Đại biểu Quốc hội Mùa A Vảng, Phó Trưởng Đoàn chuyên tránh kiến nghị Quốc hội, Chính phủ một số giải pháp cần quan tâm trong thời gian tới
Đại biểu Quốc hội Sùng A Hồng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, cho chủ trương cơ chế, bố trí vốn để triển khai thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng sân bay Điện Biên