Đến nay, có 10/10 huyện, thị xã, thành phố được kiểm kê di tích, đạt 100% mục tiêu Đề án; 100% số hiện vật hiện có và hiện vật sưu tầm bổ sung được bảo quản; 18/19 dân tộc được kiểm kê, đánh giá về di sản văn hóa, đạt 94,7%/100% mục tiêu Đề án (tăng 2 dân tộc so với giai đoạn trước). Trong đó có 11/19 dân tộc có di sản văn hóa, tiêu biểu, đại diện được bảo tồn, phát huy (tăng 7 dân tộc so với giai đoạn trước), đạt 115,6%/50% (vượt 65,6% so với mục tiêu Đề án); 15 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đạt 100% mục tiêu Đề án; có 02 di sản văn hóa phi vật thể đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (vượt 01 di sản so với mục tiêu Đề án); 26 Nghệ nhân được lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, (vượt 13 nghệ nhân so với mục tiêu Đề án và tăng 17 nghệ nhân so với giai đoạn trước). Hiện tại, toàn tỉnh có 28 nghệ nhân ưu tú (tăng 20 nghệ nhân so với giai đoạn trước); trong đó có 20 nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ chế độ theo quy định hiện hành, đạt 100% so với mục tiêu của Đề án; Có 88/129 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa và tự chủ được chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện, đạt 157%/40% (vượt 117% so với mục tiêu Đề án và tăng 42 nhà văn hóa so với giai đoạn trước); có 635/1.441 thôn, bản, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng, có chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện, đạt 44,1%/30% (vượt 14,1% so với mục tiêu Đề án và tăng 293 nhà văn hóa so với giai đoạn trước); Có 09/10 huyện, thị xã, thành phố được hỗ trợ phát triển ít nhất 01 nghề thủ công truyền thống hoặc hỗ trợ bảo tồn và phát triển một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu (tăng 02 huyện so với giai đoạn trước). Việc kiểm kê toàn diện di sản văn hóa của dân tộc rất ít người được tiến hành nghiêm túc, nhiều hoạt động nhằm bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc được tiến hành như: đã bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Cống và Si La; bảo tồn "Lễ cầu mùa" và mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Si La; bảo tồn và lập hồ sơ khoa học di sản Tết Hoa (Tết truyền thống của người Cống) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời đã mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Cống. Ngành đã phối hợp với Công an tỉnh Điện Biên, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh làm tốt công tác đảm bảo an ninh trong các hoạt động, sự kiện của tỉnh; kịp thời ngăn chặn các loại tà đạo; phát hiện và xử lý các trường hợp thông tin tuyên truyền về mê tín dị đoan, chú trọng xây dựng điểm sáng văn hóa vùng biên... góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ biên cương vững chắc, tạo môi trường sống an toàn cho người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương...
Đồng chí Giàng Thị Hoa và các thành viên đoàn giám sát đã đánh giá cao các kết quả đạt được, chia sẻ những khó khăn do nguyên nhân khách quan mang lại như nguồn kinh phí, địa bàn vùng sâu vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ý thức của người dân... Đồng thời cũng yêu cầu ngành Văn hóa, thể thao và du lịch trong thời gian tới cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, phối hợp với các sở, ngành, địa phương; nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế từ nguyên nhân chủ quan, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức làm công tác văn hóa, thông tin tại cơ sở.
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Giàng Thị Hoa đã tặng hoa chúc mừng Ban Giám đốc Sở nhân kỷ niệm 75 năm ngành Văn hóa Thông tin (28/8/1945 - 28/8/2020)./.
Nguyễn Dung