ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến tham gia vào các dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Thứ nhất, về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Luật quy định theo hướng linh hoạt. Theo đó, Luật khẳng định chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Chính quyền địa phương ở quận, phường là cấp chính quyền địa phương (có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân), trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương để phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của từng đô thị (sửa đổi, bổ sung Điều 44 và Điều 58).
Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo chia thành các đơn vị hành chính cấp xã thì tại đơn vị hành chính cấp xã tổ chức chính quyền cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội qui định không phải là cấp chính quyền địa phương. Việc tổ chức các cơ quan thuộc chính quyền địa phương ở địa bàn hải đảo thực hiện theo qui định của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung Điều 72).
Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội qui định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó (Điều 75).
Thứ hai, giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân từ 10% đến 15% ở từng loại hình đơn vị hành chính. Cụ thể:
Loại hình đơn vị hành chính
|
Số lượng đại biểu HĐND
|
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương
|
Luật tổ chức chính quyền địa phương
|
Tỉnh miền núi, vùng cao có trên năm trăm nghìn dân
|
Không quá 75 đại biểu
|
Không quá 85 đại biểu
|
Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
|
Được bầu 95 đại biểu
|
Được bầu 105 đại biểu
|
Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có trên bốn mươi nghìn dân;
Huyện, quận, thị xã có trên tám mươi nghìn dân;
Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có trên một trăm nghìn dân
|
Không quá 35 đại biểu
|
Không quá 40 đại biểu
|
Đơn vị hành chính cấp huyện có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên
|
Không quá 40 đại biểu
|
Không quá 45 đại biểu
|
Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ hai nghìn dân trở xuống
|
Được bầu 15 đại biểu
|
Được bầu 20 đại biểu
|
Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ hai nghìn dân đến dưới ba nghìn dân
|
Được bầu 19 đại biểu
|
Được bầu 25 đại biểu
|
Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ ba nghìn dân đến bốn nghìn dân;
Phường có từ mười nghìn dân trở xuống
|
Được bầu 21 đại biểu
|
Được bầu 25 đại biểu
|
Xã, thị trấn có trên năm nghìn dân; phường có trên mười nghìn dân
|
Không quá 30 đại biểu
|
Không quá 35 đại biểu
|
Việc giảm số lượng đại biểu HĐND ở từng đơn vị hành chính chủ yếu hướng tới việc giảm số lượng đại biểu công tác trong cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời vẫn đảm bảo tính đại diện cử tri và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương.
Thứ ba, về Thường trực HĐND, số lượng Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại II.
Luật sửa đổi, bổ sung bỏ qui định Chánh Văn phòng HĐND là Ủy viên của Thường trực HĐND cấp tỉnh và qui định rõ số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh (nếu Chủ tịch HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách thì có 01 Phó Chủ tịch; nếu Chủ tịch HĐND tỉnh hoạt động không chuyên trách thì có 02 Phó Chủ tịch).
Giảm 01 Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện (từ 02 người xuống còn 01 người). Bổ sung Trưởng ban của HĐND cấp xã là Ủy viên của Thường trực HĐND cấp xã.
Về số lượng Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, Luật qui định rõ nếu Trưởng ban hoạt động chuyên trách thì có một Phó Trưởng ban; nếu Trưởng ban hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Trưởng ban.
Bổ sung qui định UBND cấp xã loại II có không quá 02 Phó Chủ tịch (sửa từ 01 thành không quá 02).
Qui định trên đã thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy, đảm bảo tính tương đồng về cơ cấu tổ chức của Thường trực HĐND các cấp; đáp ứng quy mô đơn vị hành chính cấp xã loại II.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. Từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến khi bầu ra Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 – 2026, số lượng đại biểu HĐND tại các đơn vị hành chính, cơ cấu Thường trực HĐND cấp tỉnh và cấp xã, số lượng Phó Chủ tịch HĐND và Phó Trưởng ban của Ban của HĐND cấp tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện, Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại II tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13./.
Phạm Minh Thủy, Trường Chính trị tỉnh Điện Biên