Qua giám sát tại Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh cho thấy: Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp nông dân thay đổi nhận thức, hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học nghề. Học viên sau khi được đào tạo đã biết vận dụng các kiến thức, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào lao động sản xuất, cải thiện chất lượng việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cũng còn nhiều hạn chế, đó là: Công tác tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức cho người dân về học nghề đôi khi còn thụ động, thiếu sự liên kết đồng bộ giữa cơ sở đào tạo nghề với cấp ủy, chính quyền tại cơ sở; số lượng người dân được học nghề còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động. Nguyên nhân là do biên chế của Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân chưa đủ đáp ứng cho yêu cầu hoạt động; kinh phí phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương Hội và các đơn vị phối hợp đào tạo; một bộ phận lao động nông thôn còn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, thiếu chuyên cần trong học tập,…
Đoàn giám sát tham quan lớp đào tạo tư vấn giới thiệu việc làm tại Trung tâm dạy nghề
và hỗ trợ nông dân - Hội nông dân tỉnh
Chiều cùng ngày, Đoàn giám sát đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên. Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã đi sâu phân tích, thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án của Trường. Đề xuất phương án, giải pháp tháo gỡ và định hướng triển khai trong thời gian tới đảm bảo thực hiện hiệu quả việc đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm cho các học viên tham gia các lớp đào tạo.
Tại các buổi làm việc, đồng chí Trưởng Đoàn giám sát đã ghi nhận những cố gắng của các đơn vị trong thực hiện Đề án 1956 và những đề xuất kiến nghị. Sau khi kết thúc đợt giám sát Đoàn sẽ tổng hợp và báo cáo Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND tỉnh theo quy định./.
Ngọc Quyên