Hoạt động tại các kỳ họp Quốc hội  

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia vào Dự án Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi)

Cập nhật ngày 31/10/2016 10:40:09 AM - Lượt xem: 256

Chiều ngày 27/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi), tại phiên thảo luận đã có 5/6 đại biểu Quốc hội trong Đoàn phát biểu ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật.


Các đại biểu cơ bản nhất trí với quan điểm xây dựng Luật theo tờ trình của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đồng thời có một số ý kiến như sau:

          Về đối tượng được trợ giúp pháp lý: Các đại biểu đánh giá cao việc mở rộng đối tượng được trợ giúp, tuy nhiên Dự thảo luật quy định một số đối tượng như hộ cận nghèo, trẻ em, người khuyết tật chỉ được trợ giúp pháp lý khi bị buộc tội hoặc có hoàn cảnh khó khăn về tài chính là chưa phù hợp.

          Về Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước: Đại biểu Trần Văn Sơn cho rằng không nên quy định về cơ cấu, tổ chức của trung tâm này trong Dự thảo Luật. Đại biểu Lò Thị Luyến đề nghị cần phải tiến hành rà soát, đánh giá có tiếp tục duy trì, sáp nhập hoặc giải thể các Chi nhánh trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trước khi ban hành Luật. Đối với địa bàn miền núi, khó khăn, các Chi nhánh này đã và đang hoạt động rất hiệu quả, do đó nội dung này cần phải có quy định riêng cho từng địa bàn cụ thể.

          Về Trợ giúp viên pháp lý: Các đại biểu có ý kiến, không nên đặt ra tiêu chuẩn Trợ giúp viên pháp lý phải có bằng cử nhân luật trở lên, chỉ cần quy định là người có chuyên môn, am hiểu sâu về vấn đề trợ giúp. Quy định về thời gian để các tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý phải đáp ứng theo yêu cầu của Luật trong 01 năm như Dự thảo Luật là quá ngắn, không khả thi.

          Về các hình thức trợ giúp pháp lý: Ngoài 3 hình thức quy định tại Dự thảo, các đại biểu đề nghị giữ nguyên quy định về các hình thức trợ giúp pháp lý khác như Luật trợ giúp pháp lý hiện hành vì qua thực tiễn cho thấy các hình thức trợ giúp như hòa giải, giúp đỡ thủ tục hành chính, khiếu nại cũng rất cần thiết đối với người được trợ giúp.

          Ngoài các nội dung trên, các đại biểu còn đề xuất nhiều ý kiến như: Để công tác xã hội hóa đa dạng và hiệu quả hơn cần tổng kết, đánh giá kinh phí từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong nguồn tài chính cho công tác Trợ giúp pháp lý, trên cơ sở đó ban hành cơ chế để thu hút các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác này; bổ sung quy định giải thích một số từ ngữ như: người thân thích, tận tâm, đại diện tố tụng, đại diện ngoài tố tụng...

 

Mai Hồng

 


Tin liên quan
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội năm 2016
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận tổ
Kỳ họp hợp lòng dân, sôi động, dân chủ, đoàn kết, trí tuệ và đổi mới
Bế mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9
Quốc hội thông qua Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
Quốc hội thông qua Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi)
Quốc hội thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương
Quốc hội thông qua Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Quốc hội thông qua chương trình hoạt động giám sát năm 2016