Dự thảo luật về Hội đã được đưa ra thảo luận lần đầu tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIII. Dự thảo lấy ý kiến bao gồm 8 chương 37 điều với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội. Theo dự thảo, luật không áp dụng với MTTQ Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.
Đại biểu Giàng Trọng Bình Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh phát biểu tại Hội nghị
Tại hội nghị đã có 15 lượt ý kiến tham gia vào Dự thảo luật, đa số các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Luật về Hội, các ý kiến tập trung vào một số vấn đề như: việc thành lập Hội ở cấp huyện có thể do Chủ tịch UBND cấp huyện ký, thay vì do Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký như hiện nay. Bổ xung vào điều 26: việc hợp tác phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề của Hội. Vấn đề Hội không đăng ký, điều kiên đề thành lập hội...; Điều 19: phân loại hội viên, hội viên danh dự; những khó khăn thành lập quỹ của hội; Chương 5: cần làm rõ Hội do Nhà nước thành lập và hội có đăng ký với hội không đăng ký, quy định và quản lý như thế nào đối với những hội không đăng ký. đối với những tổ chức Hội không có hội viên, Quỹ, Hội không có tư cách pháp nhân, cần có sự phân loại phù hợp với tình hình thực tế. Đối với những Hội không đăng ký, có 2 luồng ý kiến trái chiều về việc Nhà nước quản lý và không quản lý hoạt động của các Hội này...
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Đại biểu Trần Thị Dung Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã nắng nghe, tiếp thu những ý kiến của các cử tri tổng hợp gửi tới Quốc hội trong thời gian tới./.
Mạnh Hùng