Theo đó, có 16 ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được UBND tỉnh tổng hợp và trả lời; trong đó có một số ý kiến như sau:
Bản Nậm Là, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé có 75 hộ đồng bào dân tộc Mông định cư lâu năm, mặc dù cách trung tâm huyện chưa đầy 5km cho đến nay bản vẫn chưa có đường giao thông, trạm y tế nước sinh hoạt, nhà văn hóa. Hàng ngày người dân phải đi đường đất, lội qua suối lên rất nguy hiểm, vào mùa mưa bản bị cô lập với trung tâm huyện và các bản khác, nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc đi lại học tập của các em học sinh. Đối với nội dung này, UBND tỉnh trả lời như sau: Việc cử tri kiến nghị đầu tư đường kiên cố là chính đáng và cần thiết tuy nhiên do nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương rất hạn chế nên UBND tỉnh ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ xem xét ưu tiên đầu tư khi đủ nguồn lực...
Về giao thông thủy lợi: Cử tri Mường Nhé, Nậm Pồ kiến nghị: Việc triển khai thực hiện Đề án 79 của Chính phủ về sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn 2 huyện từ năm 2012, tiến độ thực hiện rất chậm, đến nay nhiều hộ dân vẫn chưa được thanh toán dứt điểm tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, nhiều điểm bản chưa bố trí được đất sản xuất, dẫn đến tình trạng người dân có nguy cơ bị đói khi chuyển về nơi ở mới, Nhân dân kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Mường Nhé và các cơ quan chức năng cần sớm quan tâm thanh toán dứt điểm tiền đền bù, giải phóng mặt bằng và bố trí đất sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án để nhân dân sớm ổn định cuộc sống lâu dài.
Vấn đề này UBND tỉnh trả lời như sau: Do có sự thay đổi về luật đất đai, định mức đền bù giải phóng mặt bằng, quy định về công tác lập, phê duyệt các phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng có thay đổi nên chưa đảm bảo theo tiến độ đề ra, đến nay mới đạt 51,7% theo kế hoạch... Ủy ban UBND tỉnh đã kiến nghị và được thủ tướng chính phủ cho phép điều chỉnh nội dung, thời gian thực hiện Đề án đến năm 2020, trong đó có các kiến nghị về các chính sách hỗ trợ đời sống, sản xuất. UBND tỉnh đã báo cáo các bộ nghành trung ương thẩm định trình Thủ tướng phê duyệt trong tháng 7...
Về trật tự an toàn xã hội: Qua giám sát và phản ánh kiến nghị của cử tri Mường Nhé và một số địa phương hiện nay tình hình tội phạm buốn bán phụ nữ sang Trung Quốc, một số phụ nữ rời khỏi địa bàn nơi cư trú không rõ nguyên nhân và có nhiều hướng gia tăng gây lo lắng trong Nhân dân. Cử tri kiến nghị các ngành, cơ quan chức năng có giải pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng trên.
Việc mâu thuẫn mất đoàn kết do chanh chấp đất đai giữa nhân dân bản Hua Sát xã Mường Khong, huyện Tuần Giáo và bản Nậm Chan 3 xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng đã kéo dài từ khi chia tách huyện năm (2007) diễn biến ngày càng phức tạp, làm mất an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn 2 xã. Vấn đề này UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Tuần Giáo và Mường Ảng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân giữ nguyên hiện trạng, không để lấn chiếm tranh chấp làm phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn.
Đối với Công tác quản lý bảo vệ rừng và Công ty cây cao su cử tri kiến nghị: Công ty cây cao su Điện Biên vận động 93 hộ dân của bản Mường Toong 1,2,2 góp đất trồng cây cao su từ năm 2009, nhưng đến nay vẫn chưa đo đạc quy chủ xác định diện tích đất cho các hộ. Vấn đề này UBND tỉnh trả lời như sau: UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các bên liên quan kiểm tra rà soát diện tích trồng cây cao su để từ đó làm cơ sở thực hiện cấp giấy chứng nhận cho các hộ ...các ý kiến, kiến nghị của cử tri, đã được UBND ghi nhận tổng hợp và trả lời tại hội trường.
Cũng trong sáng nay, Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh báo cáo giải trình các ý kiến thảo luận tại tổ của đại biểu HĐND tỉnh, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn.
Buổi chiều, các đại biểu tiếp tục thảo luận và thông qua các Nghị quyết./.
BBT