1. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi):
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã thể chế hóa được các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội, cơ bản khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, bổ sung nhiều quy định mới theo hướng tích cực, tăng cường quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội như: mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, quy định về nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con; chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ, bỏ quy định tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người đang chấp hành hình phạt tù... Qua hội nghị các đại biểu cũng tham gia đóng góp nhiều ý kiến vào Dự thảo Luật, tập trung vào các nội dung cụ thể như: vị trí, vai trò của cơ quản Bảo hiểm xã hội trong hệ thống các cơ quan nhà nước, quy định về chức năng thanh tra của cơ quan Bảo hiểm xã hội; cách tính mức lương hưu hàng tháng; cách tính mức hưởng trợ cấp ốm đau, loại hình Bảo hiểm hưu trí bổ sung...
2. Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Nội dung sửa đổi lần này khá toàn diện, có nhiều quy định mới, phù hợp và thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở... và rất cần thiết để khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc của Luật hiện hành. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số ý kiến tham gia tập trung vào các nội dung: Về nguyên tắc hoạt động kinh doanh bất động sản; các loại bất động sản đưa vào kinh doanh; điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; Chính sách nhà nước đối với đầu tư kinh doanh bất động sản; Yêu cầu đối với chủ đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh; Các hành vi cấm; Bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; Quyền của bên bán nhà, công trình xây dựng, Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản...
Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổng hợp đầy đủ các ý kiến tham gia để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phòng Công tác ĐBQH